Theo các nhà khoa học nghiên cứu, nguy cơ nhiễm virus corona ( COVID -19) ở mỗi nhóm người sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình...
Theo các nhà khoa học nghiên cứu, nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 ( COVID -19) ở mỗi nhóm người sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính,
tình trạng bệnh lý nền của từng người,… Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những nhóm
đối tượng có khả năng cao nhiễm COVID – 19 hơn người bình thường khác.
Người lớn tuổi
Nhóm người trung niên và lớn tuổi có nguy cơ nhiễm COVID – 19
cao hơn và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn so với những đối tượng khác. Đặc
biệt là những người từ 65 tuổi trở lên, nguy cơ cao mắc các triệu chứng nghiêm
trọng. Nguyên nhân được chỉ ra rằng:
- Chức năng hệ miễn dịch giảm suy giảm: Tuổi càng cao thì sự suy giảm, thoái hóa chức năng của các cơ quan trong cơ thể lão hóa dần, điều này làm cho hệ miễn dịch suy yếu, vậy nên dẫn tới việc cơ thể không ngăn chặn được các yếu tố gây bệnh xâm hại và dẫn tới dễ bị nhiễm bệnh.
- Phản ứng viêm quá mức: Khi tuổi tác tăng cao, mức độ viêm cao có thể làm tổn thương phổi, thận và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
- Dễ biến chứng: Người cao tuổi rất dễ có sẵn những bệnh lý nền trước đó, việc virus xâm nhập gây nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn ở bệnh tim, thận hoặc gan. Các trường hợp nặng, người bệnh phải thở bằng máy, can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo), thậm chí dẫn đến tử vong.
Người có tình trạng bệnh lý nền
Mắc bệnh thận mãn tính
Nhóm người mắc bệnh thận mãn tính rất dễ mắc COVID – 19 và
làm tăng nguy cơ diễn tiến xấu, dẫn tới tử vong.
Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng
đến chức năng thận trong quá trình phát bệnh, thậm chí là tác động kéo dài đến
cả sau khi người bệnh phục hồi. Một số người mắc COVID – 19 nghiêm trọng có dấu
hiệu tổn thương thận, ngay cả khi họ không có vấn đề về thận trước đây.
Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Những người nhiễm COVID – 19 kèm theo mắc bệnh phổi mãn tính
sẽ có nguy cơ cao hơn, để lại những biến chứng về hô hấp từ mức độ nhẹ đến nghiêm
trọng. Bởi virus ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây tổn thương phổi và khiến phổi khó
chống lại nhiễm trùng hơn.

Người mắc bệnh gan
Nhóm đối tượng tiếp theo có thể kể đến là những người mắc bệnh
gan mãn tính, đặc biệt là xơ gan. Nguy cơ mắc bệnh của nhóm đối tượng này cao
và kèm theo những biến chứng nặng cho sức khỏe, có thể dẫn tới suy hô hấp do sức chống đỡ
kém trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2 ở những đối tượng này.
Người mắc bệnh tim mạch ( suy tim, động mạch vành, cơ tim)
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, nguy cơ tử
vong do COVID – 19 ở những người mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường gấp
10 lần.
Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể người mắc bệnh tim mạch
sẽ kích hoạt bệnh tim tiềm ẩn và gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng ở mạch máu
và cơ tim dẫn tới cơn đau tim, rối loạn nhịp, hội chứng mạch vành cấp tính, suy
tim cấp. Nếu bị nhiễm virus bệnh sẽ tiến triển phức tạp hơn, khả năng hồi phục
cũng khó khăn so với người bình thường.
Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch
Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch sẽ là nguyên nhân làm
cho cơ thể không có những phản ứng bảo vệ trước sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2.
Khả năng tạo kháng thể cũng có thể bị hạn chế, vì vậy hệ miễn dịch có thể không
loại bỏ được virus nếu chẳng may khi bị nhiễm.
Ung thư
Người bị ung thư trong quá trình điều trị kèm theo tình trạng bệnh sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu. Rất khó để người bị ung thư tránh khỏi sự tấn công của virus SARS-CoV-2, và điều này dẫn tới nguy cơ cao bị nhiễm bệnh của nhóm đối tượng này.

Phụ nữ mang thai
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai cơ thể đã rất yếu, vậy nên
hệ thống miễn dịch của người mẹ cũng bị suy yếu, điều này khiến phụ nữ mang
thai cũng là một trong những nhóm đối tượng cần bảo vệ, phòng tránh trước dịch
bệnh để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Trẻ em và trẻ sơ sinh
Trẻ em và trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm COVID – 19 từ cộng
đồng hay tiếp xúc trực tiếp với bố mẹ bị mắc bệnh. Cần tuân thủ nguyên tắc và bảo
vệ trẻ an toàn, bởi hệ miễn dịch của trẻ đang còn yếu và cần thời gian cũng như
chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để hệ miễn dịch hoàn thiện hơn.
Người từ vùng dịch về
Người từ vùng dịch vệ có nguy cơ cao mang mầm bệnh từ nước
ngoài về, bởi hiện nay dịch COVID – 19 hầu như có mặt trên hầu hết tất cả các
quốc gia trên thế giới. Người từ vùng dịch về cần được cách ly và theo dõi đặc
biệt để tránh mang mầm bệnh ra môi trường bên ngoài.
Bên cạnh đó, việc đi lại trong dịch bệnh cũng có thể chứa
nhiều nguy cơ nhiễm bệnh trên các phương tiện, đặc biệt là từ máy bay.
Có thể bạn quan tâm: Vì sao cần rửa tay đúng cách trong mùa dich COVID - 19?
@TranOanh
Keylinks.edu.vn - Tin tức 24h
Thông tin về Sức khỏe - Thể thao - Giải trí - Giáo dục - Du lịch - Multimedia -....
Website: https://www.keylinks.edu.vn/
Chủ đề: https://www.keylinks.edu.vn/search/label/suc-khoe