Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Nguyên nhân gây đột quỵ ở những người trẻ tuổi

Rate this post

Bệnh đột quỵ được coi là nguy hiểm đối với sức khỏe con người, thường xảy ra phổ biến đối với những người già, những người có bệnh lý nền, người có tiền sử mắc đột quỵ, đây là những nhóm người có tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ cao hơn người bình thường.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ ngày càng cao. Vậy nguyên nhân là do đâu, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này nhé!

Tỷ lệ bị đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng cao

 

Tỉ lệ người trẻ tuổi bị đột quỵ đang tăng dần theo từng năm,
trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm. Đây là tình trạng đáng báo động, cho biết giới
trẻ đang không thực sự chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình.

Theo những nghiên cứu mới nhất đã đưa ra kết quả rằng, gần
10% số bệnh nhân đột quỵ là dưới 44 tuổi. Đột quỵ đang là vấn đề đáng báo động ở
những người trẻ tuổi, cần trang bị cho bản thân những thói quen, lỗi sống lành
mạnh, giúp phòng ngừa và kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này.

Nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ thường gồm:

  • Dị dạng mạch máu não như: thông động tĩnh mạch, phình động mạch
    não, u mạch,…
  • Bệnh lý tim mạch như: bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh
    lý về đông máu, huyết khối tim mạch,…

 

 

Bên cạnh đó, tâm lý chủ quan của người trẻ khiến cho bệnh trở
nên nghiêm trọng hơn do không nhận biết sớm các dấu hiệu gây đột quỵ và dẫn tới
nhập viện muộn. Điều này khiến nguy cơ các biến chứng ngày càng nặng nề, có thể
mất đi khả năng lao động, hay không thể độc lập trong cuộc sống sinh hoạt thường
ngày, hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Các yếu tố đe dọa đột quỵ ở người trẻ

 

Lối sống hiện đại đi kèm những thói quen xấu, các yếu tố bệnh
mãn tính không được điều trị tốt,… có thể là những yếu tố đe dọa đột quỵ cao ở
người trẻ. Cụ thể là:

Tình trạng mất ngủ

 

Tình trạng mất ngủ hiện nay thường xuyên xảy ra đối với những
người trẻ tuổi. Nguyên nhân có thể là do chính bản thân của người trẻ tuổi đang
rút ngắn thời gian ngủ hàng ngày của mình cho hoạt động vui chơi, học tập hay
làm việc. Mất ngủ cũng có thể bắt nguồn từ áp lực công việc, học tập, vấn đề
căng thẳng từ gia đình, xã hội, kinh tế,… Nếu mất ngủ kéo dài trên 1 tháng, tần
suất mất ngủ khoảng 3 lần/tuần thì tình trạng này có thể trở thành mãn tính.

Lúc này, dù điều trị và nghỉ ngơi tốt thì người trẻ cũng rất
khó để cải thiện, khắc phục tình trạng mất ngủ. Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe, thúc đẩy các bệnh lý như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa mạch
máu, béo phì,…

Bệnh mãn tính và hội chứng chuyển hóa

 

Các bệnh lý mãn tính và hội chứng chuyển hóa đều tác động tăng hình thành và phát triển mảng xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông tắc nghẽn mạch máu não và gây ra đột quỵ.

Một vài nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa chiếm đến 62% tổng trường hợp bị đột quỵ. Càng nhiều bệnh lý mãn tính, hội chứng chuyển hóa kết hợp thì nguy cơ đột quỵ càng cao, gồm: tiểu đường type 2, tăng đề kháng insulin, tăng huyết áp,…

Lối sống hiện đại, mất cân bằng dinh dưỡng cùng tinh thần tiêu cực chính là những nguyên nhân sâu xa thúc đẩy bệnh mãn tính và hội chứng chuyển hóa ở người trẻ.

Stress, căng thẳng thường xuyên

 

Giới trẻ hiện đại gặp nhiều áp lực từ công việc, học tập lẫn
cuộc sống xã hội và gia đình. Đây là hậu quả của lối sống hiện đại, nhịp sống
công nghiệp. Thực tế tình trạng stress này gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe,
là yếu tố thúc đẩy các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có biến chứng đột quỵ.

Vì thế cân bằng tâm lý, giải tỏa stress đang là vấn đề quan
trọng cần đặt lên hàng đầu. Hãy cân bằng thời gian làm việc và giải trí một cách
hợp lý, để tránh gây áp lực cho bản thân mình. Thay vào đó bằng một lối sống
tích cực, chơi thể thao, tập thể dục thường xuyên,… có thể góp phần giải tỏa
stress cho chính bản thân mình.

Lối sống không lành mạnh

 

Biểu hiện rõ nhất của lối sống không lành mạnh là lười vận động,
tập thể dục, thể thao. Lười vận động chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột
quỵ, tỉ lệ bị đột quỵ ở đối tượng này cao hơn 20% so với người vận động thường
xuyên. Nguyên nhân có thể là do giới trẻ tập trung thời gian vào cuộc sống,
công việc, dành thời gian để xem phim, sử dụng mạng xã hội,… mà không giành ra
thời gian vận động cơ thể cho bản thân mình.

Bên cạnh đó, các lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá,
lạm dụng rượu bia, chất kích thích,… cũng tác động tăng nguy cơ hình thành cục
máu đông gây thiếu máu lên não và đột quỵ.
Tình trạng xơ vữa động mạch là hậu quả của những lối sống không lành mạnh
này xuất hiện từ khá sớm, là một trong những yếu tố gây nên đột quỵ ở người trẻ
tuổi.

Tâm lý chủ quan

Tuổi trẻ, nhất là trong độ tuổi 20-30 tuổi, thường có tâm lý
rất chủ quan, đặc biệt là không quan tâm đến sức khỏe, bởi vì đây là giai đoạn
được đánh giá là sức khỏe tốt nhất, giàu năng lượng, ít bệnh tật. Chính vì vậy
gây nên tâm lý chủ quan cho giới trẻ, không phòng ngừa, tầm soát và điều trị loại
bỏ nguy cơ dẫn tới đột quỵ.

Có thể bạn quan tâm: Đột quỵ – Căn bệnh nguy hiểm mà ai cũng có thể mắc phải

@TranOanh

 

———————————————
Keylinks.edu.vn – Tin tức 24h
Chia sẻ tin tức về Sức khỏe – Thể thao – Giải trí – Giáo dục – Du lịch – Multimedia -….
Website: https://www.keylinks.edu.vn/
Chủ đề: https://www.keylinks.edu.vn/search/label/suc-khoe