Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Những nguy hiểm tiềm ẩn với người huyết áp cao

Rate this post

Tăng huyết áp là một bệnh lý phổ biến thường xảy ra đối với
những người lớn tuổi. Tăng huyết áp được coi là một bệnh lý nguy hiểm, có thể
gây nên nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe của người bệnh.

Những nguy hiểm tiềm ẩn với người huyết áp cao

Bệnh tăng huyết áp là gì?

 

Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý khá phổ biến đối với độ tuổi
trung niên. Căn bệnh này có xu hướng gia tăng do tuổi thọ ngày càng cao, đi kèm
với lối sống không lành mạnh và chế độ ăn uống không khoa học cũng góp phần gia
tăng số lượng người mắc bệnh tăng huyết áp.

Huyết áp là biểu hiện áp lực máu trong lòng động mạch máu
khi tim bơm máu cung cấp cho các mô trong cơ thể. Sau 1 thời gian, áp lực gia
tăng có thể gây tổn thương tim và gây ra đột quỵ.

Huyết áp cao tác động vào thành động mạch liên tục góp phần
gây xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch). Bệnh cao huyết áp tiến triển âm thầm
trong nhiều năm, người bệnh sẽ không phát hiện ra triệu chứng bệnh. Thậm chí dù
không có biểu hiện nào, chứng cao huyết áp vẫn liên tục gây tổn thương mạch
máu, cơ quan, nhất là não, tim, mắt và thận.

Biến chứng của bệnh tăng huyết áp

 

Bệnh tăng huyết áp sẽ gây nhiều biến chứng cho sức khỏe người
bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể để lại
hậu quả gây ảnh hưởng đến các cơ quan như: tim, não, mắt, động mạch ngoại biên.

  • Biến chứng tức thời: Có thể nguy hiểm đến tính mạng, gồm tai
    biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp,
    suy thận cấp.
  • Biến chứng lâu dài: Xảy ra nếu bệnh nhân sau một thời gian
    dài tăng huyết áp mà không được chẩn đoán và điều trị đúng. Biến chứng gồm: Rối
    loạn tiền đình, bệnh lý mắt, tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ
    cơ tim, suy thận mạn, đau cách hồi.
Những nguy hiểm tiềm ẩn với người huyết áp cao

 

 

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

 

Huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

Tăng huyết áp vô căn

 

Là trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, loại này
thường là do di truyền và phổ biến hơn ở nam giới.

Tăng huyết áp thứ phát

 

Loại này chỉ chiếm khoảng 5 – 10% trên tổng số ca bệnh cao
huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh.

Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thứ phát là do hệ quả của một
số bệnh lý như: bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hoặc có thể là
do tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc
lá.

Đối với tăng huyết áp gây ra do tác dụng không mong muốn của
thuốc, sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về
mức bình thường.

Tăng huyết áp thứ phát có thể xảy ra đối với trẻ em, nhất là
trẻ dưới 10 tuổi, nguyên nhân là do bệnh lý nền gây ra, điển hình là bệnh thận.

Tăng huyết áp thai kỳ

 

Là dạng tăng huyết áp đơn thuần xảy ra đối với phụ nữ đang
mang thai, thường xảy ra sau tuần thai thứ 20.

Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang
thai này có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu
lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết
áp hoặc đái tháo đường,…

Những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp

 

Một số nhóm đối tượng được sắp xếp vào nhóm nguy hiểm, có
nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hơn người bình thường, đó là:

  • Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được
    độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao
    hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc
    bệnh tim mạch.
  • Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với
    phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn
    so với đàn ông cũng vào độ tuổi này
Những nguy hiểm tiềm ẩn với người huyết áp cao

 

 

 

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp

 

Tăng huyết áp là một bệnh lý rất nguy hiểm, tuy nhiên, nếu bạn
tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa dưới đây sẽ làm giảm nguy cơ mắc
bệnh, cũng như giảm hậu quả của các biến chứng tăng huyết áp hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

 

Hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, sẽ giúp bạn dễ dàng
trong việc kiểm soát được cân nặng cũng như có thể giúp làm giảm huyết áp. Một
chế độ ăn hợp lý được đề xuất như sau:

Nên sử dụng các loại hoa quả, rau, ngũ cốc thô như gạo lứt,
các loại đậu,…, các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ (vì chất xơ có tác dụng
chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp)

Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo, nên tiêu thụ
chất béo có nguồn gốc thực vật, dầu thực vật, dầu cá

Ăn các loại hải sản giàu Omega 3 như cá hồi, cá trích…, mỗi
ngày nên ăn khoảng 55 – 95g các chế phẩm từ sữa như sữa chua.

Không nên ăn nhiều các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt
bò…, lòng đỏ trứng, nội tạng, tiết động vật, các loại thức ăn nhanh (mì
tôm…) và thực phẩm ăn sẵn chiên rán.

Hạn chế các loại nước ngọt có ga, các loại bia, bột nở, các
loại bột làm sủi bọt…

Sử dụng đủ lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi vì
Natri, một thành phần chính có trong muối thường giữ nước, tăng gánh nặng cho
tim. Càng ăn nhạt, càng tiêu thụ ít muối (dưới 5g/ngày) thì càng tốt cho người
bệnh tăng huyết áp.

Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì

 

Theo nghiên cứu, những người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh
tăng huyết áp.

Nguy cơ huyết áp cao thường tăng dần ở phụ nữ cao tuổi sau
mãn kinh, những người béo phì, bụng to ( với vùng bụng >85cm ở nữ và
>95cm ở nam).

Vì vậy, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp tập luyện
sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được cân nặng. Kết quả là khi cân nặng giảm xuống,
huyết áp của bạn cũng giảm theo đáng kể.

Tăng cường tập luyện thể lực

 

Lập kế hoạch tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên. Các bạn
nên dành khoảng ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện và duy trì đều đặn
hằng ngày. Các bài tập có thể đa dạng từ đi bộ nhanh, đạp xe, yoga, tập aerobic,
bơi lội,… tùy vào sở thích và khả năng tập luyện của mỗi người.

Luyện tập thể dục thường xuyên có tác dụng làm giảm huyết áp
và giảm cân nặng, duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng.

Từ bỏ những thói quen xấu

 

Những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con
người, trong đó bao gồm cả bệnh tăng huyết áp. Vậy nên nếu có một trong những
thói quen xấu dưới đây, bạn hãy từ bỏ chúng để xây dựng một lối sống lành mạnh
hơn.

  • Hạn chế uống rượu quá mức: Việc uống nhiều rượu sẽ dẫn tới
    nguy cơ béo phì, tăng huyết áp khó kiểm soát và gia tăng nguy cơ tai biến mạch
    máu não.
  • Bỏ hút thuốc lá: Các nghiên cứu chỉ rõ việc hút thuốc lá làm
    gia tăng nguy cơ tim mạch gấp nhiều lần ở người cao huyết áp.
  • Hạn chế stress, căng thẳng quá mức: Stress thường dẫn đến những
    thói quen không lành mạnh như chế độ ăn bừa bãi, lạm dụng rượu bia, thuốc lá…
    gây ảnh hưởng tới các chỉ số huyết áp. Cách tốt nhất là bạn không nên thức
    khuya, làm việc quá căng thẳng, nên ngủ đúng giờ và tối thiểu 7 giờ/ngày.

 

 

 

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây đột quỵ ở những người trẻ tuổi

 

@TranOanh

 

———————————————
Keylinks.edu.vn – Tin tức 24h
Chia sẻ tin tức về Sức khỏe – Thể thao – Giải trí – Giáo dục – Du lịch – Multimedia -….
Website: https://www.keylinks.edu.vn/
Chủ đề: https://www.keylinks.edu.vn/search/label/suc-khoe