Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Thành phần dinh dưỡng của hạt Đậu Phộng

Rate this post

Hạt đậu phộng (hay còn gọi là Củ Lạc) từ lâu đã được xem như là một thực phẩm quen thuộc của người Việt ta. Nó xuất hiện ở hầu như khắp mọi miền đất nước, và thường được dùng như là một nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn.

Đậu Phộng thuộc họ Đậu, nguồn gốc xa xưa của nó là từ khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ. Sau đó được Trung Quốc du nhập vào nước ta tầm thế kỷ thứ 17 – 18. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về thành phần dinh dưỡng có trong Đậu Phộng tốt như thế nào nhé!

Thành phần dinh dưỡng của hạt Đậu Phộng

 

Thành phần dinh dưỡng của hạt Đậu Phộng

Có thể bạn chưa từng nghe qua, nhưng có một sự thật thú vị đó là hạt Đậu Phộng đã từng được dùng để chế tạo thuốc nổ. Nguyên nhân là vì dầu từ hạt đậu có thể tạo ra Nitroglycerin – một nguyên liệu chính của thuốc nổ. Tuy nhiên,  không phải vì vậy mà bạn cho rằng đậu phộng chứa nhiều chất độc hại đâu nhé. Ngược lại, nó còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao, được đánh giá là vô cùng có lợi cho sức khỏe con người.

Theo USDA – Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, trong 100gr Đậu phộng có những thành phần dưỡng chất sau:

 

Năng lượng 570 Kcal Vitamin B5 1.8 mg
Carbohydrate 21 g Vitamin B6 0.3 mg
Chất xơ 9 g Vitamin B9 246 mg
Chất béo không bão hòa đơn 24 g Canxi 62 mg
Chất béo không bão hòa đa 16 g Sắt 2 mg
Protein 25 g Magie 184 mg
Nước 4.26 mg Photpho 336 mg
Vitamin B1 0.6 mg Kali 332 mg
Vitamin B3 12.9 mg Kẽm 3.3 mg

 

Lợi ích của hạt Đậu Phộng đối với sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng của hạt Đậu Phộng

 

Tốt cho người bị bệnh đái tháo đường

Đậu phộng thuộc loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp nên sẽ dễ kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Nói một cách dễ hiểu, khi bạn ăn đậu phộng, lượng đường huyết sẽ tăng lên chậm rãi, và giảm xuống cũng sẽ từ từ, chứ không làm tăng hoặc giảm quá nhanh và đột ngột.

Ngoài ra, với các khoáng chất có trong đậu phộng, đặc biệt là Mangan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển hóa Carbs và chất béo, hấp thụ Canxi và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Với lượng chất béo dồi dào, chiếm tới 44 – 56% tổng khối lượng, tương đương với 100gr hạt đậu phộng thì chất béo chiếm 40 – 45gr, trong đó chiếm hàm lượng lớn nhất là chất béo không bão hòa đơn (24g). Đây là loại chất béo vô cùng có lợi cho tim, nhờ khả năng làm giảm Cholesterol – một nguyên nhân gây nên các bệnh về tim, vì nếu cơ thể có quá nhiều Cholesterol trong máu sẽ rất dễ bị tắc nghẽn động mạch, gây đau tim và đột quỵ.

Bên cạnh đó, loại đậu này còn chứa axit oleic (omega 9)  một chất chống oxy hóa hiệu quả, chống viêm, kháng khuẩn và có tác dụng rất tốt trong việc giảm Cholesterol cũng như hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch.

Không chỉ vậy, vỏ lụa bên ngoài đậu phộng cũng đóng 1 vai trò to lớn trong việc giúp hạ huyết áp và giảm mỡ máu hiệu quả nhờ chất Flavonoid có trong nó.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Nhờ lượng chất xơ và Protein dồi dào mà đậu phộng có thể rất giúp ích cho bạn trong quá trình giảm cân. Sự kết hợp của 2 chất này sẽ giúp bạn cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn vặt nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Góp phần giảm thiểu nguy cơ béo phì và giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Thành phần dinh dưỡng của hạt Đậu Phộng

Có lợi cho phụ nữ mang thai và em bé

Đậu phộng rất dồi dào các Vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể, vì vậy khi người mẹ mang thai ăn đậu phộng sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch khỏe mạnh, đồng thời Vitamin B9 có trong đậu sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Cùng với đó các axit amin có lợi cho cơ thể trong Protein cũng sẽ giúp tăng cường trí thông minh, thúc đẩy sự phát triển tế bào cho bé từ lúc còn nằm trong bụng mẹ. Không chỉ vậy, Protein và dầu béo có trong lạc cũng giúp phụ nữ sau sinh thông sữa rất tốt, đồng thời giúp nuôi dưỡng máu cho phụ nữ sau sinh nở.

Tốt cho trí não, cải thiện trí nhớ ở người già

Sự xuất hiện của Niacin (hay còn gọi là Vitamin B3) có trong đậu phộng đóng vai trò giúp cải thiện các chức năng não hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh đãng trí ở người già. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người già thường xuyên sử dụng đậu phộng sẽ giảm tới 70% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer – một căn bệnh về não gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, và trí nhớ của con người.

Có thể bạn quan tâm: 

Những ai không nên ăn quá nhiều hạt đậu phộng?

Người hay bị dị ứng

Nếu cơ địa bạn dễ bị dị ứng thì nên cẩn thận khi sử dụng hạt đậu phộng. Vì dị ứng do đậu phộng gây nên thường rất nguy hiểm, điển hình là các triệu chứng như nổi mề đay, sưng hoặc đỏ da, ngứa ran miệng và cổ họng. Khó thở và buồn nôn.

Người bị bệnh Gout

Vì hạt đậu phộng chứa nhiều chất béo nên người mắc bệnh này sẽ dễ bị tăng khả năng rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu khi ăn quá nhiều đậu phộng, dẫn đến bệnh sẽ ngày càng nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng của hạt Đậu Phộng

Người bị bệnh dạ dày mãn tính

Hàm lượng chất xơ và chất béo trong đậu phộng cao nên khi tiêu thụ quá nhiều có thể khiến những người có tiền sử bị các bệnh về đường ruột cảm thấy khó tiêu, và đầy bụng

Những người có cơ địa nóng

Theo y học Phương Đông, hạt đậu phộng có tính nóng, nên những người có cơ địa nóng,  dễ bị viêm, nhiệt miệng, chảy máu cam… nếu ăn quá nhiều đậu phộng sẽ làm cơ thể nóng hơn và bệnh tình cũng sẽ diễn biến nặng hơn.

Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng đã đem lại nhiều thông tin có ích cho bạn về những thành phần dinh dưỡng có trong đậu phộng, công dụng của nó cũng như một số lưu ý nên tránh để biết cách sử dụng đậu phộng vừa an toàn, lại vừa đem lại những lợi ích sức khỏe to lớn cho chính bạn và gia đình.

Xem thêm: