Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Món ăn dinh dưỡng dành cho người cao tuổi

Rate this post

Bữa ăn luôn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể mỗi ngày. Một chế độ dinh dưỡng cân đối – hợp lý giúp chúng ta nâng cao sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh tật.

Đặc biệt, đối với người cao tuổi các dấu hiệu: khứu giác, vị giác kém khó xác định được mùi – vị thức ăn, khó cảm nhận được thức ăn đó là ngon hay không ngon, có hợp khẩu vị hay không. Chức năng nhai suy giảm …

Các vấn đề này tạo cho họ cảm giác chán không muốn ăn hoặc chỉ ăn qua loa xong bữa, rất nhiều trường hợp người cao tuổi mắc các chứng bệnh mạn tính, dùng thuốc lâu ngày ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, làm cho cơ thể bị suy nhược, hệ thống miễn dịch yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dễ mắc bệnh, vết thương lâu lành, suy dinh dưỡng làm mất lớp cơ, loãng xương, gãy xương.

Hãy cùng Keylinks tham khảo một số cách làm các món ăn bổ dưỡng cho người cao tuổi sau nhé!

Món ăn dinh dưỡng dành cho người cao tuổi

Cháo lươn

Trong thịt lươn có thành phần dinh dưỡng rất cao chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Vì vậy, lươn luôn được chọn lựa làm thức ăn để bồi bổ cho người cao tuổi, sức khỏe kém và trẻ nhỏ.

Chuẩn bị: 

  • 0.5kg lươn đồng
  • ½ chén gạo
  • Nước nghệ
  • Hành ngò
  • Rau rau (có thể có hoặc không)

Thực hiện: 

Lươn làm sạch nhớt, rửa sạch với muối rồi đem luộc chín, lóc lấy thịt lươn. Phần xương dùng để hầm với cháo cho ngọt nước.

Vo gạo rồi cho nước vào nấu cháo, thêm 2 muỗng bột canh.

Cho hành vào phi thơm với tỏi, sau đó cho thịt lươn cùng 1 muỗng nước nghệ (bột nghệ), bột ớt, tiêu, bột nêm, 1 muỗng nhỏ nước mắm. Đun cho nước sệt lại. Đợi cháo chín thì cho thịt lươn đã xào vào bát cháo, cắt nhỏ hành nhỏ rắc lên cho dậy mùi.

Cháo nhân sâm

Cháo nhân sâm là một món ăn bổ dưỡng, mềm và dễ ăn với cách chế biến như sau:

Chuẩn bị: 

  • 3g nhân sâm tán bột
  • 100g gạo tẻ
  • Đường phèn tùy theo khẩu vị

Thực hiện: Cho gạo tẻ vào nồi nấu đến như hạt gạo đã nở thì cho bột sâm vào. Sau đó chuẩn bị một chiếc ly nhỏ, để đường phèn và nước sôi vào khuấy, đến khi đường phèn tan hết thì cho vào nồi cháo nấu sôi.

Cách dùng: Nên dùng cháo nhân sâm cho người già vào bữa sáng hoặc bữa chiều khi bụng đói để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, thở gấp, biếng ăn, mất ngủ,… cho người cao tuổi.

Canh trứng gà cà chua

Món ăn được chế biến với những nguyên liệu vô cùng dễ tìm và cách chế biến đơn giản không kém là canh trứng cà chua.

Chuẩn bị:

  • 250g cà chua
  • 1 quả trứng gà

Thực hiện: Cà chua sau khi rửa sạch đem thái lát rồi cho vào nồi nước đun, đến khi nước sôi thì cho trứng gà vào đánh thật đều, nêm nếm gia vị tùy khẩu vị người ăn.

Cách dùng: Có thể dùng như một món canh ăn với cơm, món ăn này rất tốt cho các trường hợp người già bị suy nhược cơ thể sau bệnh dài ngày, biếng ăn…

Cháo hoàng kỳ

Món liên quan đến cháo không thể không nhắc đến là cháo hoàng kỳ với cách chuẩn bị và thực hiện như sau :

Chuẩn bị: 

  • 30g hoàng kỳ
  • 100 – 150g gạo tẻ
  • 4 – 8g nhân sâm
  • Đường trắng tùy khẩu vị mỗi người

Thực hiện: Hoàng kỳ và nhân sâm đem thái lát rồi hãm lấy nước. Gạo tẻ đem nấu chín thành cháo sau đó cho nước hoàng kỳ, nhân sâm và đường trắng vào đun sôi.

Cách dùng: Dùng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều. Cháo này rất tốt với những người cao tuổi cần phục hồi sức khỏe sau khi bệnh hoặc người bị suy nhược cơ thể, ăn uống kém.

Những lưu ý quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày

Ăn uống điều độ

Nên chia nhỏ bữa ăn (4-5 bữa/ ngày ), không bỏ bữa, không nên ăn một lúc quá no, không nên ăn quá khuya hoặc cận giờ ngủ.

Chế biến món ăn

Việc thường xuyên thay đổi thực đơn, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ với các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật (vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh và quả chín), giảm lượng thịt và thay bằng cá. Chế biến các món hấp, luộc thay thế các món rán, nướng….

Nên thay đổi khẩu vị ăn hàng ngày, đa dạng, phong phú để kích thích ăn ngon miệng, thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, nên có món canh trong mỗi bữa ăn. Nên sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật, rau xanh, hoa quả tươi… Giảm mỡ, giảm đường, giảm muối …

Uống nước

Nên uống đủ nước ( 1.5 lít – 2 lít mỗi ngày ) sẽ giúp, thận hoạt động tốt, bài tiết các chất cặn bã tốt hơn đồng thời làm giảm táo bón không để nhịn khát quá lâu, hạn chế việc uống nước ngọt quá nhiều hoặc các loại nước có gas…

Tập thể dục

Nên duy trì thói quen tập thể dục: chạy bộ, đi bộ, các bài tập cơ nhẹ, sống vui vẻ, lạc quan,…

Hạn chế rượu, bia, các chất kích thích

Thuốc lá, rượu, bia làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư phổi, gan, gây mất ngủ…

Một chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh với đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu giúp người già ngăn ngừa được các vấn đề về sức khỏe, duy trì cân nặng khỏe mạnh tràn đầy năng lượng, làm chậm quá trình lão hóa …

Hy vọng rằng với những chia sẻ từ bài viết trên sẽ giúp bạn đa dạng hơn khẩu phần ăn hàng ngày để giúp cho những người thân yêu trong gia đình mình cảm thấy ngon miệng hơn và sống vui khỏe mỗi ngày.