Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Thành phần dinh dưỡng của hạt gạo lứt

Rate this post

Việt Nam ta là đất nước đã phát triển nền nông nghiệp lúa nước cách đây cả hàng nghìn năm nên rất đa dạng về các loại gạo. Hiện nay gạo phổ biến ở nước ta gồm có 4 loại: Gạo nếp, Gạo tẻ, Gạo trắng và Gạo lứt.

Trong đó, gạo lứt là loại gạo dễ nhận biết nhất vì nó có màu đỏ nâu hoặc màu đen. Nguyên nhân là vì với loại gạo này, người ta chỉ xay bỏ vỏ trấu, chứ chưa xát lớp cám gạo bên ngoài. Cũng chính vì lý do này mà gạo lứt được đánh giá là giàu chất dinh dưỡng nhất trong các loại gạo.

Vậy hãy cùng tìm hiểu thử xem gạo lứt chứa những dưỡng chất có lợi như thế nào qua bài viết này nhé!

Thành phần dinh dưỡng của hạt gạo lứt

Thành phần dinh dưỡng có trong hạt gạo lứt

Theo nghiên cứu của bộ Nông Nghiệp Hoa Kì USDA, trong 100gr Gạo lứt gồm những thành phần dinh dưỡng như sau:

 

Năng lượng 370 Kcal Vitamin B5 1.493 mg
Carbohydrate 77.24 g Vitamin B6 0.509 mg
Đường 0.85 g Vitamin B9 20 ug
Chất xơ 3.5 g Canxi 23 mg
Chất béo 2.92 g Sắt 1.47 mg
Protein 7.94 g Magie 143 mg
Nước 10.37 g Photpho 333 mg
Vitamin B1 0.401 mg Kali 223 mg
Vitamin B2 0.093 mg Natri 7 mg
Vitamin B3 5.091 mg Mangan 3.743 mg

Gạo lứt mang lại những lợi ích gì?

Thành phần dinh dưỡng của hạt gạo lứt

 

Tốt cho hệ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng

Với hàm lượng chất xơ cao (gấp 2 lần so với gạo thường), nên khi ăn gạo lứt bạn thường cảm giác no lâu vì cơ thể lúc này sẽ tiêu hóa chậm hơn, góp phần giúp giảm cơn đói bụng, thèm ăn của bạn. Lớp cám bên ngoài hạt gạo lứt cũng chiếm đa phần là các vitamin và rất giàu chất xơ, khi đi qua đường ruột nó sẽ giúp cuốn trôi các chất độc bám cặn lâu ngày đi ra khỏi cơ thể theo đường bài tiết. Thêm vào đó, vì chỉ số đường huyết GI ở gạo lứt khá thấp nên cơ thể sẽ hấp thụ tinh bột chậm hơn, giúp bạn no lâu, hạn chế lượng mỡ thừa tích tụ.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim

Gạo lứt được đánh giá là một trong những thực phẩm bảo vệ hệ tim mạch hiệu quả cho con người. Bởi nó không chỉ chứa một lượng lớn chất xơ ở phần cám, mà còn chứa lignans – một hợp chất rất có ích trong việc ngăn ngừa các yếu tố có hại cho tim, nó giúp hạ huyết áp, điều chỉnh Cholesterol trong máu, hạn chế tình trạng xơ cứng động mạch. Ngoài ra, với lượng Magie chiếm 39% trong 100gr hạt gạo lứt, nó cũng giúp duy trì sức khỏe cho mạch vành, giảm nguy cơ suy tim và đột quỵ.

Tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Vì có chỉ số đường huyết GI thấp nên gạo lứt được các bác sĩ khuyên dùng đối với những người nào mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là GI thấp thì sẽ giúp dễ dàng kiểm soát lượng đường huyết hơn, nó sẽ tăng từ từ và giảm xuống chậm rãi chứ không thay đổi đột biến. Bên cạnh đó, với những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt còn giúp cải thiện tốt chuyển hóa lipid, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường typ2.

Thêm vào đó, các tinh dầu có trong gạo lứt cũng giúp làm giảm các Cholesterol xấu LDL, và giảm hiệu quả tình trạng kháng insulin – một tình trạng sẽ xảy ra khi lượng glucose dư thừa trong máu làm các tế bào giảm khả năng hấp thụ và sử dụng đường trong máu. Điều này sẽ dễ dẫn đến tăng nguy cơ hình thành bệnh tiểu đường ở cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng của hạt gạo lứt

 

Cung cấp nhiều khoáng chất và Vitamin có lợi cho cơ thể

Không giống như gạo trắng, điều đặc biệt ở gạo lứt chính là phần cám được giữ lại bên ngoài hạt, với lớp vỏ cám bên ngoài, gạo lứt cung cấp một lượng lớn các vitamin nhóm B, góp phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất, chuyển hóa chất béo, protein,…Các vitamin cũng giúp duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh, và góp phần tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào hồng cầu, giữ cho bạn một làn da hồng hào, tươi đẹp. Đặc biệt hơn, vitamin B9 có trong gạo lứt còn có vai trò rất quan trọng trong tổng hợp DNA, hình thành tế bào hồng cầu và phân chia tế bào. Do đó, người mẹ khi mang thai nếu sử dụng gạo lứt thì sẽ rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Ngoài Vitamin, gạo lứt còn chứa một hàm lượng lớn các khoáng chất như Canxi, Magie, Mangan… Mangan sẽ có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể và có khả năng chống oxy hóa. Còn Magie, Canxi, Photpho lại rất có ích trong việc phát triển xương, duy trì độ bền chắc cho xương khớp và răng, Magie cũng rất có lợi trong chức năng đông máu và sản xuất tế bào cho cơ thể.

Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt

Vì chỉ mới xay bỏ vỏ trấu bên ngoài, nên gạo lứt khá cứng so với các loại gạo khác. Do đó, trước khi nấu bạn nên ngâm trước tầm 10 – 36 giờ. Và khi ăn cũng nên nhai thật chậm, thật kĩ rồi mới nuốt.

Tuy gạo lứt rất tốt cho sức khỏe, nhưng cái gì lạm dụng nhiều quá cũng đều không tốt. Gạo lứt cũng vậy, bạn chỉ nên ăn 2- 3 lần/tuần. Nếu sử dụng quá nhiều hệ tiêu hóa của bạn có thể sẽ gặp một số vấn đề như đầy bụng, hoặc khó tiêu.

Có thể bạn quan tâm: 

Một số cách chế biến với gạo lứt

Cách sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gạo lứt thường được nấu thành cơm và ăn chung với muối mè. Lý do là vì ăn nhiều gạo lứt có thể gây nóng và mè thì lại có tác dụng làm dịu, giúp cân bằng lại cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng của hạt gạo lứt

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng gạo lứt chế biến thành sữa gạo lứt, gạo lứt rang với rong biển, trà gạo lứt… để thay đổi khẩu vị trong bữa ăn hằng ngày.

Hi vọng với bài viết của chúng tôi, bạn đã có thêm nhiều hiểu biết hữu ích về thành phần dinh dưỡng của gạo lứt cũng như công dụng mà nó đem lại cho sức khỏe của chúng ta.

Xem thêm: