Ngoài tên gọi lá bóng đá, nhiều người vẫn gọi là đá banh. Khi tham gia sẽ được chia làm 2 đội thi đấu với nhau. Mỗi bên gồm 11 cầu thủ bao và giữ ...

Trong tất cả các môn thể thao có lẽ bóng đá luôn giữ vững vị trí số 1 trong lòng người hâm mộ. Không phân biệt giàu nghèo, dân tộc hay giới tính tất cả mọi người đều có thể tham gia. 

Vậy bạn đã biết gì về bóng đá, cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về “Môn thể thao vua” này nhé.

Bóng đá là gì?

Ngoài tên gọi lá bóng đá, nhiều người vẫn gọi là đá banh. Khi tham gia sẽ được chia làm 2 đội thi đấu với nhau. Mỗi bên gồm 11 cầu thủ bao và giữ các vị trí khác nhau trên sân.

Để giành được chiến thắng chung cuộc thì trong quá trình thi đấu, các cầu thủ phải sử dụng kỹ thuật của mình đưa bóng vào khung thành của đối phương. Với thời gian thi đâu là 90 (có thể có thêm thời gian bù giờ dài ngắn tùy mỗi trận đấu), đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn đội đó thắng.



Bóng đá ngày nay phổ biến với tất cả mọi người trên thế giới từ các em nhỏ đến thành niên hay trung niên, còn đủ sức khỏe đều tham gia chơi đá bóng. Nếu không thì sẽ tình yêu với bóng đá bằng cách tham gia các trận đấu qua màn hình tivi. FIFA đã khảo sát và đưa ra con số rất ấn tượng về số lượng người thường xuyên chơi bóng đá trên 200 quốc là 250 triệu.

Có thể bạn quan tâm: Quả bóng vàng là gì?

Nguồn gốc của bóng đá từ quốc gia nào

Bóng đá xuất hiện từ rất lâu ở thế kỷ 2 thế kỷ 3 trước công nguyên. Với tên gọi ban sơ là Xúc Cúc, tại Trung Quốc. Vào thời điểm ấy bóng đá được tổ chức như một bộ môn để rèn luyện sức khỏe cho quân lính nhà Hán. Một thời gian sau nó xuất hiện ở một số nước khác như Nhật, La Mã và Hy Lạp. Ngày này thì nó đã trở thành môn thể thao được yêu thích nhất trên toàn thế giới.

Từ lâu, có nhiều môn thể thao tương tự bóng đá đã xuất hiện, nhưng không được yêu thích như bóng đá. Và người ta vẫn hay nhầm lẫn Anh là nới bóng đá xuất hiện đầu tiên nhưng trên thực tế, Anh chỉ là quốc gia đầu tiên đăng quang tổ chức giải bóng đá.

Lịch sử hình thành môn bóng đá qua các thời kỳ

Thế kỷ 2 thế kỷ 3 trước công nguyên ra đời tại Trung Quốc

Giữa thế kỷ 19 có mặt tại một số trường học ở Anh

Năm 1824 câu lạc bộ bóng đá đầu tiên được thành lập với tên gọi Football Club tại Edinburgh, Scotland.

Năm 1884 luật bóng đá đầu tiên được ban hành tại khuôn viên Trinity College của trường ĐH Cambridge với tên gọi gọi Cambridge.

Năm 1850, câu lạc bộ Sheffield FC được thành lập, đây là câu lạc bộ lâu đời nhất thế giới, ngày nay vẫn còn hoạt động. Cùng với đó là một số câu lạc bộ nghiệp dư khác.

Năm 1886, International Football Association Board (IFAB) ủy ban bóng đá thế giới được thành lập, đây là cơ quan quản lí bóng đá thể giới. Với sự tham gia của Scotland, Hiệp hội bóng đá Ireland, xứ Wales và FA.

Đầu thế kỷ 20, bóng đá phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Đến năm 2008, 200 quốc gia tham gia vào FIFA và hàng triệu người tiếp cận với bóng đá.

Cơ bản về bóng đá về vị trí các cầu thủ

Với bất kỳ đội bóng như thế nào thì tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ và thủ môn là những vị trí không thể thay thế.

Tiền đạo: Ở vị trí này bạn cần kỹ thuật cá nhân tốt, dứt điểm dứt khoát và khéo léo trong cách dẫn dắt bóng. Đảm nhận vị trí này bạn sẽ là người gần  với khung thành của đối phương nhất và có nhiều cơ hội ghi bàn cho đội nhà. Đây là nhiệm vụ chính của tiền đạo, nhưng đôi khi các cầu thủ cũng cần linh hoạt lui về phòng thủ.

Tiền vệ: Đảm bảo vị trí này các cầu thủ sẽ bảo vệ phần sân ở giữa, vừa làm nhiệm vụ hỗ trợ tiền đạo tấn công và hậu vệ phòng thủ. Các cầu thủ ở đây cần phải linh hoạt, biết lúc nào lên bóng để tấn công và về bóng để phòng thủ.

Hậu vệ: Đây là lớp bảo vệ khung thành phía trên của thủ môn nhằm mục đích phòng thủ, hỗ trợ thủ môn bảo vệ khung thành. Đôi khi hậu vệ cũng có thể dâng cao lên để hỗ trợ cho tiền vệ.

Thủ môn: Mặc dù ít xuất hiện trên sân nhưng thủ môn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bảo vệ khung thành không cho đối phương ghi bàn. Nếu đội bạn có một thủ môn xuất sắc thì các cầu thủ sẽ yên tâm hơn khi thi đấu.

Những hình thức đá phạt

Đối với bất kỳ trò chơi nào cũng cần có luật, để tránh các tình huống chơi xấu, chơi ăn gian xảy ra:

Phạt góc: Khi đội đối phương đang có bóng và làm cho bóng đi trật khỏi đường biên ngang, thì đội bạn sẽ được hưởng một quả phạt góc.

Đá phạt gián tiếp: Hình phạt này được áp dụng khi xuất hiện lỗi nhẹ trên sân như có ý va chạm,…Và bàn thắng chỉ được công nhận trong trường hợp này khi khi 1 trong các cầu thủ của đối phương chạm vào bóng.

Đá phạt trực tiếp: Đây là hình phạt có khả năng ghi bàn cao nhất, cầu thủ vi phạm các lỗi nặng như chạm tay vào bóng, cố tình chơi xấu..và bàn thắng sẽ được công nhận ngay cả khi không có cầu thủ nào ở đội đối phương chạm vào bóng.

Phạt đền:

Khi các cầu thủ phạm lỗi trong vòng cấm địa 11m, đội còn lại sẽ được hưởng quả phạt đạt. Cầu thủ đối diện trực tiếp 1:1 với thủ môn, khả năng ghi được bàn thắng ở trường hợp này là rất cao.

Với những thông tin vừa rồi, tôi tin chắc rằng bạn đã hiểu hơn về bóng đá. Luật chơi của bóng đá đôi khi cũng sẽ có sự thay đổi, bạn nên thường xuyên cập nhật để nắm được những thông tin chính xác nhất nhé.

 Nguồn: https://vn1380.com/