Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Người cao tuổi và các vấn đề về sức khỏe răng miệng

Rate this post

Quá trình lão hóa ở tuổi già diễn ra rất nhanh và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các bộ phận trên cơ thể. Răng miệng là cơ quan quan trọng cửa của bộ máy tiêu hóa, nên nếu chăm sóc không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Mặc dù đây là một trong những vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người cao tuổi nhưng răng miệng lại rất ít được quan tâm. Cùng Keylinks tìm hiểu về các vấn đề về sức khỏe của người cao tuổi để có những biện pháp chăm sóc phù hợp.

Người cao tuổi và các vấn đề về sức khỏe răng miệng

 

Các bệnh về răng miệng thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là một trong những tình trạng bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi, đây là hậu quả của bệnh viêm nha chu mãn tính ở độ tuổi trưởng thành. Mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu có liên quan đến khoảng thời gian mô nha chu trực tiếp tiếp xúc với các mảng bám vi khuẩn ở răng.

Viêm nướu

Viêm nướu  là tình trạng viêm răng nhẹ, thường xuất hiện những vết sưng đỏ, có mảng bám và rất dễ chảy máu ở nướu. Khi răng miệng không được vệ sinh, chăm sóc kỹ thì sẽ tiến triển nặng thành viêm nha chu.

Viêm nha chu

Khi bị viêm nướu, mảng bám răng sẽ tích tụ và dần dần khoáng hoá trở thành cao răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng cao. Các độc tố do vi khuẩn tạo nên sẽ gây tình trạng viêm lợi, phá hủy mô nâng đỡ răng, dần dần làm cho nha chu tách dần ra khỏi cấu trúc răng, làm tăng độ sâu túi nướu, răng bị lung lay, cuối cùng là mất răng. Viêm nha chu có liên quan trực tiếp đến các bệnh: tim mạch, tiểu đường, khó lành vết thương, viêm phổi…

Sâu răng

Bệnh sâu răng gây tổn thương đến tổ chức hoạt động tổ chức cứng của răng: men răng và ngà răng không hồi phục tạo nên các lỗ hổng trên thân răng, cổ răng. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, do bị tụt nướu và viêm nha chu nên người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn.

Các triệu chứng như: ê buốt khi bị ảnh hưởng bởi nhiệt nóng, lạnh, chua, ngọt.. Ê buốt kéo dài gây viêm tủy, chết tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống… nếu tình trạng nghiêm trọng hơn có thể gây nên viêm xương, viêm hạch vùng lân cận…

Người cao tuổi và các vấn đề về sức khỏe răng miệng

 

Mòn răng, ê buốt răng

Răng được cấu tạo gồm 3 phần: lớp men ngoài, ngà răng, tủy. Khi răng bị tổn thương, phần men răng bị bào mòn. Nguyên nhân mòn răng có thể do sự cọ xát mô răng trong quá trình nhai, nghiến, chải răng quá mạnh. Mòn răng cũng là hậu quả của việc răng chịu sự ảnh hưởng của các axit có trong thức ăn, trong dịch vị dạ dày trào ngược lên miệng.

Ê buốt răng là tình trạng khi rặng chịu các kích thích quá mức: nóng, lạnh, chua, ngọt… hoặc có thể do tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chải răng không đúng cách, nghiến răng. Tuy nhiên hiện tượng này diễn ra hoàn toàn tự nhiên, không cần điều trị.

Mất răng

Do chế độ chăm sóc răng miệng không tốt khiến răng không được bảo vệ từ trước, khi quá trình lão hóa nhanh, răng bị suy yếu, sức đề kháng kém. Hoặc do chế độ dinh dưỡng kém, thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng yếu, dễ bị tổn thương, nên vi khuẩn có điều kiện tấn công mạnh mẽ hơn. Nghiên cứu về tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi vào khoảng trên 50%, ở độ tuổi càng cao thì tỷ người già mất răng càng cao.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Là hiện tượng các cơ khớp nhai thức ăn và khớp thái dương hàm có hoạt động bất thường, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như viêm khớp, chấn thương xương hàm, mỏi hàm do nghiến răng, mất răng lâu ngày. Các triệu chứng điển hình của loại bệnh này là các cơn đau có thể là các cơn đau xuất hiện âm ỉ từ từ và đôi lúc sẽ đau nhói, đau tức tối.

Đau hàm, đau nhức trong và xung quanh tai, khó nhai, nhai-cắn không đều, cứng khớp hàm, há-ngậm miệng có thể nghe thấy tiếng lục cục của khớp. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh và những biến chứng nặng về sau nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người già

Vệ sinh răng miệng

Nên đánh răng thường xuyên ngay sau mỗi bữa ăn, không để thức ăn bám lại trên răng, lợi vì rất dễ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi thành ổ, dẫn đến sâu răng.

Người cao tuổi và các vấn đề về sức khỏe răng miệng

 

Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ

Người cao tuổi nên tập cho mình thói quen thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ, ít nhất là 6 tháng/1 lần. Khi có các dấu hiệu bất thường liên quan đến răng miệng thì cần liên hệ ngay bác sĩ nha khoa để tâm khám và điều trị kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để đề phòng các bệnh răng miệng ở người cao tuổi, người bệnh cần chú ý bổ sung thêm các loại rau củ và trái cây tươi, để đảm bảo nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là cho răng và lợi. Ăn đầy đủ các chất như đạm có trong thịt, trứng, tôm, cua, sữa… dầu thực vật. Hạn chế ăn mỡ, nội tạng động vật … Hạn chế các loại bánh ngọt, thức uống có gas, rượu, bia, thuốc lá…

Làm răng giả với trường hợp mất răng

Với người cao tuổi bị mất răng thì nên đến ngay nha khoa để được thăm khám và phục hình răng vì bất kì lí do mất răng là gì. Vì khi để mất răng kéo dài sẽ làm cho các răng còn lại bị xô lệch, làm mất khoảng trống của các răng đã mất, ảnh hưởng đến khớp cắn, khó vệ sinh sạch răng. Với răng giả sau khi gắn cần được chăm sóc kỹ, chải răng hàng ngày như với răng thật. Với hàm tháo lắp thì sau khi tháo răng cần vệ sinh thật kỹ, ngâm vào dung dịch muối và bảo quản vệ sinh.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Không bao giờ coi thường hoặc bỏ qua bất kỳ báo hiệu bất ổn nào của cơ thể để có một sức khỏe tốt nhé!