Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Cách ngăn ngừa hiệu quả bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Rate this post

Bệnh loãng xương rất phổ biến ở người cao tuổi, với nhiều mức độ nặng nhẹ. Tuy nhiên, việc điều trị và phục hồi tốn rất nhiều công sức và tiền bạc nhưng hiệu quả lại không cao. Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ góp phần hạn chế được nhiều tổn thương cho người bệnh cũng như cắt giảm chi phí chăm sóc và điều trị cho gia đình. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương, hậu quả của nó đối với sức khỏe như thế nào? Hãy cùng Keylinks tìm hiểu những chia sẻ sau đây nhé!

Cách ngăn ngừa hiệu quả bệnh loãng xương ở người cao tuổi

 

Vì sao người cao tuổi lại dễ bị bệnh loãng xương?

Theo tuổi già, các dấu hiệu lão hóa tự nhiên diễn ra với tất cả các hệ cơ quan trên cơ thể, bên cạnh những thay đổi về tâm sinh lý thì quá trình lão hóa cũng tác động trực tiếp đến hệ xương khớp.

Khiến xương trở nên giòn, dễ tổn thương, dễ bị gãy khi gặp phải các chấn thương dù rất nhẹ: bị trượt chân, khiêng vác vật nặng, va đụng trong các hoạt động thường ngày… Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra những cơn đau, thoái hóa xương, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Nguyên nhân xuất hiện bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương hay còn gọi là giòn xương là hiện tượng xương liên tục bị mỏng dần, mật độ các chất trong xương thưa dần.

Do các biểu hiện của bệnh loãng xương không rõ ràng, bệnh tiến triển thầm lặng nên người bệnh rất chủ quan, chỉ đến khi bệnh trở nặng, cảm thấy đau, nhức trong xương thì lúc đó mới thăm khám và điều trị thì khả năng phục hồi rất khó.

Cách ngăn ngừa hiệu quả bệnh loãng xương ở người cao tuổi

 

Cần thăm khám ngay khi cơ thể bắt đầu có các dấu hiệu sau:

  • Bị đau nhức xương
  • Đau, cay cột sống, vùng thắt ngang lưng cột sống…
  • Hay bị cảm giác ớn lạnh, toát mồ hôi lạnh, bị chuột rút…

Nguyên nhân của bệnh loãng xương:

  • Nguyên nhân phổ biến nhất là do lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động.
  • Thường xuyên mang, vác vật nặng, lao động vất vả…
  • Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp: thiếu canxi… làm cho xương giòn, yếu.
  • Giới tính: theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, tỷ lệ nữ giới dễ mắc bệnh loãng xương hơn nam giới.

Tình trạng loãng xương thì hầu như người cao tuổi nào cũng mắc phải với các mức độ nặng – nhẹ khác nhau.

Bệnh loãng xương sẽ gây nên những hậu quả gì đối với người bệnh?

Khi mắc bệnh người già cảm thấy thường xuyên bị đau nhức, đau lưng, đau các khớp, mỏi hông: xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay, khớp háng, các xương dài như: xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay… rất dễ bị đau, bị gãy do vấp ngã…

Sự thiếu hụt canxi trong thời gian kéo dài, làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh, khiến họ cảm thấy mệt mỏi do ít vận động, cảm giác ù lì, mệt mỏi…

Những cơn đau thường xuyên diễn ra vào ban đêm, khiến người bệnh bị đau nhức, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, cảm giác đau ê ẩm mỗi sáng khi thức dậy… Thiếu ngủ lâu ngày dễ gây suy nhược ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác và kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe người cao tuổi.

Cách ngăn ngừa hiệu quả bệnh loãng xương ở người cao tuổi

 

Biện pháp phòng ngừa sớm các dấu hiệu của bệnh loãng xương

Thay đổi lối sống

  • Người cao tuổi rất dễ bị trượt té nên nền nhà tắm, nơi dễ bị ướt trơn, cần thay bằng các loại gạch, thảm gồ chống trơn, trượt.
  • Vật dụng trong gia đình nên xếp gọn gàng dễ tránh bị vấp ngã: tủ, giường, bàn, ghế…
  • Cầu thang, hành lang nên có gắn tay xịn vừa tầm và có đèn sáng.

Chế độ dinh dưỡng hoa học

  • Bổ sung đầy đủ các chất canxi, đạm, vitamin D để xương hấp thụ và phục hồi tốt hơn, dẻo dai, chắc…
  • Ăn các loại rau có lá xanh đậm, các sản phẩm từ hạt: đậu nành, hạnh nhân…
  • Nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày không cung cấp đủ lượng canxi theo nhu cầu của cơ thể thì chúng ta có thể bổ sung thêm canxi theo đường uống. Tuy nhiên việc bổ sung các dinh dưỡng cần thiết thông qua các loại thực phẩm ăn hàng ngày vẫn là tốt nhất.
  • Hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp và nước có gas.
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại: bia, rượu, thuốc lá…

Chế độ luyện tập thể dục đều đặn – hợp lý

  • Người cao tuổi cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học – đa dạng: vận động thể lực đều đặn, thường xuyên, tăng cường các hoạt động ngoài trời.
  • Việc luyện tập thể dục mỗi ngày không chỉ tốt cho tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… giúp bạn có cơ xương chắc khỏe, linh hoạt mà còn làm bạn cảm thấy lạc quan, vui vẻ, sống tích cực hơn và đẩy lùi quá trình lão hóa của các cơ quan khác trên cơ thể.
  • Tích cực tham gia các hoạt động thể dục, hội nhóm thể thao còn giúp người cao tuổi mạnh dạn giao tiếp, cải thiện, kết nối được nhiều bạn bè, nhiều mối quan hệ xã hội.
Cách ngăn ngừa hiệu quả bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Người cao tuổi cần chú ý đến các dấu hiệu đau bất thường, không nên chịu đựng, không xem nhẹ các triệu chứng đau xương khớp, cần phải chủ động báo với người thân để hỗ trợ… Tập cho mình thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đời sống tinh thần

Người cao tuổi rất cần sự thoải mái về tinh thần, việc duy trì một không gian sống vui vẻ, hạnh phúc, các thành viên trong gia gia đình luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau sẽ là liều thuốc tinh thần tốt nhất giúp người cao tuổi cảm thấy lạc quan, sống vui, sống khỏe, chống lại được nhiều bệnh tật.