Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Thành phần dinh dưỡng của hạt bắp

Rate this post

Bắp (hay còn gọi là Ngô) là một trong 5 loại ngũ cốc phổ biến ở Việt Nam, cùng với hạt kê, hạt đậu, lúa nếp, lúa tẻ. Cũng như các loại lương thực khác, bắp chiếm vị trí quan trọng trong khẩu phần ăn của người Việt. Cây Bắp sinh trưởng khá tốt ở khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới, vì vậy mà nó rất thích hợp để trồng được ở khắp nơi Việt Nam, từ vùng đồng bằng, trung du cho đến miền núi.

Hiện nay, thế giới chia hạt bắp thành 9 loại với các chức năng sử dụng khác nhau, nhưng trong đó bắp nếp là loại bắp được sử dụng phổ biến hơn cả. Hãy cùng tìm hiểu về những giá trị dinh dưỡng mà bắp có thể mang lại cho chúng ta qua bài viết này nhé!

Thành phần dinh dưỡng của hạt bắp

 

Thành phần dinh dưỡng trong 100gr hạt bắp (hơn 1 trái bắp)

Ông cha ta từ xưa đã có câu “Được mùa chớ phụ ngô khoai”. Bởi vì xét về mặt dinh dưỡng, bắp cũng chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, nó vừa giúp người nông dân cung cấp đủ năng lượng cho một ngày làm việc, vừa hỗ trợ các chức năng khác của cơ thể được duy trì ổn định.

Năng lượng 86 Kcal Vitamin B1 0,155 mg
Carbohydrate 18.7 g Vitamin A 187 IU
Chất đạm 3.27 g Vitamin C 6.8 mg
Tổng chất béo 1.35 g Magie 37 mg
Chất xơ 2 g Kali 270 mg
Vitamin B3 1.770 mg Canxi 2 mg
Vitamin B5 0.717 mg Natri 15 mg

Lợi ích tuyệt vời mà hạt bắp đem lại

Thành phần dinh dưỡng của hạt bắp

 

Có lợi cho đường tiêu hóa

Chất xơ có trong hạt bắp là 2 loại chất xơ không hòa tan, và chất xơ hòa tan. Trong đó, chất xơ không hòa tan sẽ có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn nguy cơ bị táo bón, bệnh trĩ nhờ có khả năng điều chỉnh tốc độ tiêu hóa của cơ thể. Nó sẽ làm thức ăn được tiêu hóa chậm hơn, góp phần giúp chất dinh dưỡng hấp thụ đủ vào cơ thể, và phân cũng sẽ mềm hơn để dễ dàng di chuyển qua ruột.

Bảo vệ não bộ

Lượng Vitamin B1 có trong hạt bắp sẽ cung cấp acetylcholine – một chất giúp truyền tín hiệu trong thần kinh, nhằm tăng cường cải thiện trí nhớ, sức khỏe cho não bộ cho bạn. Chính vì vậy, khi cảm thấy cơ thể mình thường mệt mỏi, đau đầu, hoặc suy giảm trí nhớ thì có lẽ cơ thể bạn đang bị thiếu hụt Vitamin B1 và bạn cần phải bổ sung gấp cho cơ thể loại Vitamin này.

Giúp đôi mắt bạn sáng hơn

Thật bất ngờ khi Vitamin A trong 100g hạt bắp chiếm hàm lượng cao hơn rất nhiều so với các loại rau củ khác. Vitamin A là chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp bảo vệ mắt và tăng cường sức khỏe ở niêm mạc, giác mạc.

Ngoài ra, bắp cũng giàu FolateBeta-carotenoid – 2 hợp chất có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ về các bệnh lão hóa mắt ở người lớn tuổi, điển hình là bệnh thoái hóa điểm vàng.

Thành phần dinh dưỡng của hạt bắp

Ngăn ngừa hiệu quả ung thư

Cũng như các loại hạt khác, bắp có chứa nhiều chất chống oxy hóa, cụ thể ở đây là beta-cryptoxanthin, là một carotenoid (sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật). Chất này có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao trong hạt cũng giúp làm giảm nguy cơ các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa nhờ các vi khuẩn có lợi ở ruột ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Duy trì một trái tim khỏe mạnh

Cholesterol trong máu cao là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh tim mạch. Và hạt bắp có chứa nhiều chất xơ nên nó có thể điều chỉnh Cholesterol bằng cách tăng Cholesterol tốt HDL và giảm Cholesterol xấu LDL, góp phần hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim như bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch. Folate có trong bắp cũng có tác dụng giúp giảm acid amin trong các mạch máu. Ngoài ra, vitamin B cũng có khả năng làm giảm homocysteine – nếu chất này tăng cao nó có thể phá hủy các mao mạch, từ đó dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ, hoặc nhồi máu cơ tim rất cao.

Cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe

Trong hạt bắp có chứa rất nhiều chất khoáng như Natri, Magie, Kali với hàm lượng cao, cũng như lượng vitamin nhóm B trong bắp cũng rất dồi dào giúp duy trì hệ miễn dịch của cơ thể luôn khỏe mạnh, kiểm soát lượng Cholesterol trong máu hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu nhờ chất Sắt có trong hạt.

Có thể bạn quan tâm: 

Thành phần dinh dưỡng của hạt bắp

Có nên ăn quá nhiều bắp (ngô)?

Mặc dù bắp có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều (trên 1 – 2 trái bắp/ngày) thì có thể gây nên một số phản ứng sau:

  • Gây dị ứng: Một số triệu chứng phổ biến như là phát ban, nôn mửa sau khi ăn. Nếu tình trạng nặng hơn thậm chí bạn còn có thể bị sốc phản vệ, ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời.
  • Gây nứt da: Nguyên nhân là do bắp có thể làm giảm lượng acid amin trong cơ thể – một chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nứt da. Nếu ăn quá nhiều bạn sẽ bị thiếu acid amin và gặp phải tình trạng này.
  • Đầy hơi, chướng bụng: Nếu người dùng có tiền sử bệnh dạ dày thì không nên ăn quá nhiều bắp, vì việc tiếp nạp một lượng lớn chất xơ và tinh bột có thể khiến bạn bị khó tiêu, đầy hơi, nặng hơn ở những người bị giãn tĩnh mạch hoặc loét dạ dày thì có thể làm giãn nứt tĩnh mạch hoặc chảy máu dạ dày.

Một số món ăn ngon từ bắp

Từ rất lâu ông bà ta đã dùng bắp luộc như một món ăn sáng, hoặc ăn bữa phụ trong ngày. Nước luộc bắp cũng được tận dụng để uống vì nó giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Vì nó có độ dẻo thơm sánh ngang với gạo nếp, nên thường được dùng để nấu xôi, luộc ăn trực tiếp hay ăn chung với cơm cũng rất ngon.

Thành phần dinh dưỡng của hạt bắp

 

Tuy nhiên, bắp còn có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn khác như bắp xào tôm khô, bánh bắp chiên, bắp nướng mỡ hành hoặc nếu bạn là một người thích uống sữa, thì sữa bắp cũng là một thức uống rất phù hợp để bổ sung năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả.

Hy vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn về thành phần dinh dưỡng có trong trái bắp cũng như công dụng của nó như thế nào đối với sức khoẻ. Và hãy nhớ sử dụng đúng cách, bạn sẽ rất bất ngờ trước lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại đấy nhé.

Xem thêm: