Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Thành phần dinh dưỡng của hạt mè đen

Rate this post

Mè đen hay còn gọi là vừng đen từ lâu đã trở nên rất thân thuộc với người Việt ta. Trong Đông y, mè đen còn có một tên gọi khác là Hắc chi ma. Nó được dùng phổ biến không chỉ như một loại thực phẩm mà còn đóng vai trò như là một dược phẩm.

Từ ngày xưa, thầy Y Tuệ Tĩnh đã dùng mè đen để sao cháy tán bột rồi dùng để pha với nước gừng chữa bệnh, những chỗ bị viêm nhiễm thì giã nát rồi đắp lên hàng ngày. Vậy trong mè đen có chứa những thành phần dinh dưỡng gì, tại sao nó lại được ứng dụng nhiều vào đời sống như vậy, hãy cùng đọc bài viết này để tìm hiểu thêm nhé!

Thành phần dinh dưỡng của hạt mè đen

 

Thành phần dinh dưỡng của mè đen

Với 14gr mè đen (tầm gần 2 muỗng canh) sẽ bao gồm những thành phần dinh dưỡng dưới đây:

 

Năng lượng 100 Kcal Photpho 110 mg
Protein 3 gr Canxi 175 mg
Chất béo bão hòa 1 gr Magie 49 mg
Chất béo không bão hòa đơn 3 gr Sắt 1.61 mg
Chất béo không bão hòa đa 4 gr Mangan 0.45 mg
Carbohydrate 4 gr Kali 87 mg
Chất xơ 2 gr

 

Tuy kích thước bé nhỏ nhưng mè đen lại chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao, vừa chứa đầy đủ chất đạm, chất béo, chất xơ vừa đa dạng về các khoáng chất, và vitamin (vitamin E, vitamin nhóm B…)

Mè đen có công dụng như thế nào?

Giúp giảm huyết áp , bảo vệ hệ tim mạch

Một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch, đột quỵ và tai biến đó là do huyết áp tăng cao.

Trong mè đen chứa nhiều chất béo không bão hòa hơn so với chất béo bão hòa, đây là một lý do giúp mè đen có công dụng bảo vệ hệ tim mạch. Vì các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn, và chất béo không bão hòa đa sẽ giúp giảm Cholesterol xấu trong cơ thể, đồng thời giảm được các nguy cơ mắc bệnh tim. Bên cạnh đó, mè đen chứa nhiều Magie, là một chất khoáng có công dụng trong việc ổn định và hạ huyết áp, ngăn chặn các nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Mè đen có khả năng kháng viêm tốt

Nguyên nhân giúp mè đen có khả năng này là vì nó chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Phổ biến là SesamolinSesamin, đây là 2 hợp chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa quá trình stress oxy hóa của cơ thể hoặc làm chậm những viêm nhiễm, tổn thương của các tế bào, từ đó các mầm mống làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh tim và cả bệnh ung thư cũng sẽ được giảm thiểu.

Thành phần dinh dưỡng của hạt mè đen

 

Cải thiện hệ tiêu hóa

Trong 14g mè đen có 2g chất xơ, đây hầu như là chất xơ không hòa tan, nó sẽ giúp điều chỉnh quá trình tiêu hóa thức ăn, làm thức ăn tiêu hóa chậm hơn, và hút nước vào thức ăn đã được tiêu hóa để giúp làm mềm phân và đi qua ruột một cách dễ dàng, điều này sẽ giúp ngăn ngừa táo bón vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho rằng chất xơ trong hạt mè đen còn có thể hạn chế các bệnh về rối loạn tiêu hóa, viêm ruột thừa, hoặc giảm bớt các triệu chứng do bệnh ruột kích thích gây nên (như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy…)

Giúp da và tóc khỏe mạnh

Sắt, Kẽm, axit béo và các chất chống oxy hóa đều là những thành phần có lợi cho sức khỏe của tóc và làn da. Các chất này sẽ góp phần quan trọng vào quá trình hình thành Collagen, giúp bảo vệ và duy trì các mô cơ, làn da và tóc được khỏe mạnh.

Tốt cho hệ xương khớp

Canxi là chất khoáng quan trọng nhất đối với xương, khớp và răng. Canxi trong mè đen được đánh giá là cao gấp 3 lần sữa bò (trong 100gr sữa chứa 276mg Canxi, trong khi đó trong 100gr mè đen chứa tới hơn 1000mg Canxi). Lượng Canxi trong cơ thể sẽ giúp hỗ trợ tăng độ cứng và bền cho cấu trúc răng và xương. Vì vậy nếu cơ thể thiếu hụt Canxi thì có thể gây nên một số bệnh lý như loãng xương, giòn xương,…

Ngoài ra, các khoáng chất khác như Magie, Photpho, Sắt, Mangan…cũng đóng vai trò quan trọng trong duy trì mật độ xương, tham gia vào quá trình tổng hợp Collagen để cung cấp nền cơ sở cần thiết giữ các khớp xương lại với nhau. Cơ thể thiếu hụt Photpho cũng có thể dẫn đến sự suy giảm Canxi và dẫn tới các bệnh về xương. Vì vậy mà các khoáng chất này là rất cần thiết và cần được bổ sung đầy đủ để hỗ trợ lẫn nhau.

Thành phần dinh dưỡng của hạt mè đen

 

Tăng cường hệ miễn dịch và chức năng trao đổi chất

Hạt mè đen cung cấp cho cơ thể nguồn chất đạm (protein) dồi dào từ thực vật. Điều này giúp tế bào tăng trưởng khỏe mạnh, bổ sung năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, vì chứa nhiều Vitamin nhóm B (như Vitamin B1, Vitamin B3, Vitamin B6…) đều là những vitamin tốt và cần thiết cho cơ thể nên mè đen sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: 

 

Ăn mè đen có bị phản ứng phụ không?

Tuy thuộc loại thực phẩm lành tính, nhưng có thể một số người sẽ bị dị ứng khi sử dụng mè đen, một số phản ứng điển hình như:

  • Phát ban, nổi mề đay, da đỏ lên và cảm thấy ngứa
  • Sưng cổ, mắt, mặt, hoặc môi
  • Cảm thấy khó thở, xanh xao
  • Tiêu chảy, nôn mửa
  • …..

Ngoài ra nếu bạn bị dị ứng nặng có thể còn gặp phải một số phản ứng nghiêm trọng như hạ huyết áp đột ngột, nghẹt thở và sưng họng…

Một số cách chế biến với hạt mè đen

Ngày nay, mè đen đã trở nên vô cùng phổ biến, vì vậy bạn có thể tìm kiếm loại hạt này ở bất kì đâu, từ chợ, siêu thị, cho đến các trang thương mại điện tử.

Thành phần dinh dưỡng của hạt mè đen

 

Và cách chế biến các món ngon từ mè đen cũng không hề khó, bạn có thể dùng mè đen để làm nhân bánh, nấu sữa, hoặc dùng để trang trí vào các món ăn như cơm cuộn, salad, bánh mì,…

Có thể thấy, mè đen là một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, chất đạm, các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể chúng ta. Với hàm lượng các chất dinh dưỡng tuyệt vời như vậy, mè đen chắc chắn sẽ là một thực phẩm không thể thiếu trong các thực đơn dinh dưỡng.

Xem thêm: