Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Bí quyết để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi

Rate this post

Đối với người cao tuổi thì sức khỏe luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Là cơ hội để những người con, người cháu tỏ lòng biết ơn, hiếu kính đối với đấng sinh thành. Tuy nhiên, đó lại là việc chẳng dễ dàng. Do tâm sinh lý của người cao tuổi có nhiều sự khác biệt, người cao tuổi lại thường hay khó tính, dễ nóng giận, mệt mỏi… nên việc chăm sóc cũng phải phù hợp với đặc điểm của quá trình lão hóa đó.

Người chăm sóc phải biết cách quan tâm đến nhu cầu tâm lý lẫn sinh lý của một cách phù hợp. Chăm sóc người già đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, tinh ý để có thể giúp họ nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Cùng Keylinks tìm hiểu bí quyết để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi ngay sau đây!

Bí quyết để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi

 

5 bí quyết sau đây sẽ giúp mọi việc trở nên đơn giản hơn

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu bệnh tật, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cho người già. Người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tinh thần thoải mái, thực hiện chế độ vận động vừa sức, phù hợp với sức khỏe và tuổi tác của mỗi người để có tuổi thọ tốt hơn.

Bí quyết để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi

 

Hiện tượng lão hóa không thể dừng lại theo thời gian nhưng nếu biết cải thiện và có chế độ dinh dưỡng phù hợp thì chẳng những sức khỏe của người cao tuổi càng được cải thiện và làm chậm quá trình lão hóa. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề sau khi chuẩn bị bữa ăn cho người cao tuổi:

  • Nên chia nhỏ bữa ăn ( 5-6 bữa / ngày ), không ăn quá no không bỏ bữa. Bữa tối không nên ăn quá muộn, quá gần với giờ ngủ, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể tạo tiền đề cho các bệnh như tai biến mạch não, mạch vành…
  • Các món ăn cần đa dạng, giàu dưỡng chất, chế biến dưới dạng mềm, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa để kích thích cảm giác ngon miệng, thèm ăn…
  • Ăn nhiều rau, củ và trái cây tươi.. hạn chế thịt, ăn nhiều tôm, cá cua không nên ăn nội tạng động vật: tim, gan, lòng, dạ dày..
  • Không ăn nhiều đồ ngọt, quá mặn, quá chua, các chất kích thích như:rượu, bia, thuốc lá…
  • Uống nhiều nước ấm ( 1.5-2 lít/ ngày ), không để cơ thể nhịn khát quá lâu.

Các hoạt động thể chất – tinh thần

Ở tuổi xế chiều, người cao tuổi phải đối mặt với những thay đổi  bất thường về tâm sinh lý, họ rất dễ cảm thấy tủi thân, buồn chán, cảm thấy không được tôn trọng, muốn được mọi người chú ý, dễ cáu gắt.

Để người cao tuổi không rơi vào tình trạng khủng hoảng này, bạn cần:

  • Luôn chủ động tạo mọi cơ hội để họ được tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều người, ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
  • Thường xuyên chia sẻ, trò chuyện, và bàn luận về những sở thích , vấn đề mà họ quan tâm.
  • Luôn luôn lắng nghe, ủng hộ những chủ kiến tốt đẹp của họ.
  • Hãy khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động thể chất cộng đồng: hội người cao tuổi ở địa phương, lớp học dưỡng sinh.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Người có tuổi như “ngọn đèn treo trước gió”, cơ thể ngày càng yếu dần, hệ miễn dịch suy giảm kéo theo rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Có thể kể đến các bệnh như huyết áp, tim mạch, trí nhớ, xương khớp… Trong đó, đa số những bệnh này đều không thể chữa dứt điểm và tăng nặng theo thời gian.

Việc điều trị cho người cao tuổi rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Đồng thời khả năng hồi phục sau trị liệu cũng rất chậm và kém hiệu quả.

Xây dựng thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi để đo lường sức khỏe cũng như giúp bản thân phát hiện ra những bệnh tật nguy hiểm, phát hiện bệnh ngay ở những giai đoạn khởi phát để có kế hoạch chăm sóc và điều trị kịp thời.

Bí quyết để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi

 

Nghỉ ngơi – ngủ đủ giấc 

Người cao tuổi thường bị khó ngủ, ngủ không sâu,đi tiểu đêm, dễ giật mình tỉnh giấc và khó ngủ lại. Rối loạn giấc ngủ khiến sức khỏe và các sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng đáng kể, dẫn đến suy nhược cơ thể và tinh thần.

Vậy nên:

  • Tập cho người cao tuổi có thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Giữ không gian yên tĩnh, thoáng đãng, ít bị chói sáng.
  • Đối với những người già mắc chứng tiểu đêm nhiều lần, nên dùng bỉm hoặc tấm lót dưới để đảm bảo vệ sinh và giúp họ ngủ sâu giấc, không bị giật mình giữa đêm.

Thường xuyên hỏi han, quan tâm đến cảm xúc của người cao tuổi

Trong cuộc sống hiện tại, cuồng quay của công việc, học tập chiếm hầu hết quỹ thời gian của mỗi cá nhân, thời gian chăm sóc, vun đắp tình cảm gia đình cũng vì thế mà ít dần.

Người cao tuổi rất dễ cảm thấy cô đơn, trống trải, dễ xúc động và nhạy cảm, nhất là khi ở một mình. Vậy nên, hãy thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc người cao tuổi, giành nhiều thời gian để trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện họ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Luôn thể hiện sự quan tâm họ bằng nhiều cách:

  • Gọi điện thoại hỏi thăm thường xuyên.
  • Tạo mọi điều kiện để ông bà, con cháu được quây quần bên nhau.
  • Cùng nhau đi du lịch, hoạt động dã ngoại để có nhiều kỉ niệm đẹp khi họ nhớ về.
  • Tạo không khí gia đình hạnh phúc – vui vẻ, để họ cảm thấy hạnh phúc, yêu đời.

Hãy luôn yêu thương, trân trọng và dành nhiều thời gian để chăm sóc những người bạn yêu thương. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những vấn đề người già đang gặp phải cũng như biết cách cải thiện các chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng này để giúp người già sống vui, khỏe nhé!