Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Các rối loạn tâm lý thường gặp ở người cao tuổi

Rate this post

Cùng với các dấu hiệu lão hóa, suy kiệt về thể chất theo thời gian thì nguy cơ mắc phải các rối loạn tâm lý cũng theo đó mà tăng cao.

Các rối loạn tâm lý ở người cao tuổi thường diễn ra rất đa dạng với nhiều hình thức, với những biểu hiện nhẹ ban đầu là cảm giác khó chịu, hay lo lắng, khó tập trung tư tưởng. Nặng hơn một chút là các biểu hiện của sự rối loạn hệ thần kinh chức năng, với các dấu hiệu suy giảm nghị lực, sợ hãi, bồn chồn, đứng ngồi không yên. Nặng hơn nữa có thể xuất hiện các trạng thái rối loạn tâm thần, biểu hiện bằng các hội chứng hoang tưởng, rối loạn ý thức, mất dần hành vi kiểm soát bản thân của người bệnh.

Các rối loạn tâm lý thường gặp ở người cao tuổi

 

Nguyên nhân gây nên các rối loạn tâm lý thường gặp ở người cao tuổi

Rối loạn tâm lý ở người cao tuổi gây nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có thể cùng Keylinks kể đến những nguyên nhân thường gặp sau:

  • Stress do việc phải tái thích nghi với hoàn cảnh sống mới, các mối quan hệ xã hội bị hạn chế, đặc biệt với người đến tuổi nghỉ hưu, người phải trải qua sự mất mát, đau thương…
  • Tâm lý sợ ốm đau, sợ bệnh tật, sợ chết… của người cao tuổi.
  • Các dấu hiệu lão hóa cùn với bệnh tật làm thay đổi sâu sắc đến những biến đổi trong tâm lý và nhân cách của người bệnh, quá trình này kéo dài tác động trực tiếp đến sự biến đổi về tâm lý theo hướng tiêu cực ngày càng trầm trọng hơn.

Các hình thức rối loạn tâm lý thường gặp ở người cao tuổi

Thường xuyên lo lắng

Các rối loạn tâm lý thường gặp ở người cao tuổi

 

  • Tâm lý bất ổn khiến người già cảm thấy lo âu, không yên tâm về mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Luôn cảm thấy bất an, lo lắng cho tương lai, dễ cáu gắt, khó vừa lòng, luôn trong trạng thái căng thẳng, tim đập nhanh, đứng ngồi không yên…
  • Nhiều lúc người bệnh phải một mình trải qua cảm giác sợ hãi, tuyệt vọng về bệnh tật, nhất là với những người thường hay bị bệnh và phải điều trị nhiều ngày, nhiều lần ở bệnh viện, rất dễ tạo cho mình cảm giác ám ảnh như nghi bệnh, sợ bẩn, sợ bị gò bó… Những ảo giác đó khiến họ cảm thấy mình bị vấy bẩn, họ liên tục ép mình phải rửa tay, kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần mới cảm giác yên tâm hơn…
  • Việc người già thường xuyên lo lắng kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ: ăn không ngon miệng, cảm giác không muốn ăn, không thèm ăn, khó ngủ sâu, mất ngủ kéo dài, cảm giác lười vận động… Ngoài ra, còn ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh hoạt hàng ngày, hoạt động nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội xung quanh.

Trạng thái trầm cảm

Những lo lắng thái quá về sức khỏe, mất nghị lực bản thân, buồn phiền, mất niềm tin trong một thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng người bệnh: suy nhược cơ thể, mất tập trung, chán ăn, mất ngủ…

Các rối loạn tâm lý thường gặp ở người cao tuổi

 

Đặc biệt, họ dần thu mình lại, rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc do tự ti, họ cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt những cảm giác của mình thành lời, Do vậy, rất khó để người xung quanh nhận ra những bất ổn trong họ, cảm giác xa lánh những người thân trong gia đình: vợ chồng, con cái … suy giảm trí nhớ, đau ốm triền miên. Họ cảm thấy lạ lẫm, khó thích nghi, khó hòa nhập với những thay đổi như việc chuyển chỗ ở, trục trặc trong các mối quan hệ xã hội hoặc những thay đổi trong nội bộ gia đình.

Khi mắc bệnh thì người bệnh có chiều hướng suy nghĩ rất tiêu cực về mọi thứ, họ bắt đầu cảm thấy giảm sự quan tâm chú ý, mất đi hứng thú với các hoạt động, đồ vật, sự việc mà rõ ràng là trước đó họ rất quan tâm,yêu quý, tư duy dần trở nên chậm chạp, cảm xúc bị ức chế khó giải tỏa,luôn ủ rũ và lười vận động… Người cao tuổi bị trầm cảm thường tự “ bỏ cuộc”, họ không còn muốn chia sẻ, ít trò chuyện, sống khép mình, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, tự tách mình khỏi các hoạt động xã hội cũng như từ bỏ các sở thích khác của họ.

Hạn chế các vận động thể chất

  • Mọi thay đổi về tâm sinh lý, thể trạng, rất dễ gây tác động đến việc vận động, các hoạt động thể chất. Việc sống trong mặc cảm, ù lì kéo dài khiến người cao tuổi cảm giác lười vận động, bản thân mất đi động lực.
  • Việc lo lắng thái quá về sức khỏe, nghỉ bệnh… khiến họ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, dễ đau bệnh, luôn suy nghĩ đến những nguy cơ tai nạn tiềm ẩn, mất ngủ triền miên cùng với việc không tập luyện thường xuyên khiến cơ thể họ bị suy nhược trầm trọng.
  • Nếp sinh hoạt hằng ngày cũng vì thế mà đảo lộn, biểu hiện hoang tưởng về mọi thứ, rất dễ gây nên các hành vi mất kiểm soát, gây ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và những người xung quanh.
Các rối loạn tâm lý thường gặp ở người cao tuổi

Để tránh các rối loạn tâm lý không mong muốn có thể xảy ra, mỗi người, mỗi gia đình cần dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến những người cao tuổi trong gia đình mình, Cần quan tâm đến những chia sẻ về tâm trạng, sức khỏe, nếp sinh hoạt hàng ngày của họ để nhận biết và điều trị kịp thời khi có những biểu hiện bất thường về những rối loạn tâm lý của người cao tuổi. Đặc biệt, luôn tạo một bầu không khí đầm ấm, vui vẻ, sự gắn kết yêu thương-quan tâm giữa các thành viên trong gia đình.

Việc phát hiện sớm, can thiệp kịp thời cùng với chế độ dinh dưỡng – luyện tập hợp lý sẽ cải thiện được tình trạng rối loạn tâm lý người bệnh đang gặp phải, giúp họ cảm thấy lạc quan hơn, các dấu hiệu lão hóa cũng vì thế mà diễn ra chậm hơn!