Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi

Rate this post

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhanh hàng đầu trên thế giới. Đặc biệt, người cao tuổi thuộc nhóm có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, nhất là với những người cao tuổi đang mắc các bệnh về tim mạch và cao huyết áp. Vậy thì, đột quỵ là gì? Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ là gì? Hãy cùng Keylinks tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này thông qua những chia sẻ bên dưới nhé!

 

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng khi một động mạch cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho một vùng não bị vỡ ra hoặc tắt đột ngột bởi một cục máu bị đông, hậu quả là phần não đang chờ được cấp máu bởi động mạch rơi vào tình trạng thiếu oxy và các tế bào não sẽ chết rất nhanh chóng chỉ sau vài phút ngắn ngủi. Bệnh nhân có thể bị liệt, rơi vào tình trạng hôn mê hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức bởi vì thời gian kéo dài càng lâu thì số lượng tế bào não chết đi càng nhiều và diễn ra rất nhanh, sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, tư duy của cơ thể, thậm chí dẫn tới tử vong.

Đa phần, những người sống sót qua cơn đột quỵ đều bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, suy nhược, sức khỏe yếu hoặc mắc các di chứng của bệnh: tê liệt hoặc giảm khả năng vận động của một phần cơ thể, bị mất khả năng ngôn ngữ, rối loạn điều hòa cảm xúc…

Các loại đột quỵ thường gặp

 

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi máu chảy qua động mạch cung cấp lượng máu giàu oxy cho não bị tắc nghẽn, hình thành nên các cục máu đông gây ra hiện tượng tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não, dẫn đến đột quỵ

Nguyên nhân chủ yếu là do lượng cholesterol trong máu cao và các động mạch bị thu hẹp hoặc cứng lại, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch và làm chậm quá trình lưu thông của máu. Máu bị đóng cục, hình thành cục máu đông và chặn lối lưu thông của động mạch.

Một trường hợp khác cũng có thể gây ra đột quỵ nếu một cục máu đông hình thành ở một phần khác của cơ thể thường là ở tim hoặc ở phần ngực trên, cổ và di chuyển qua dòng máu chạy trong cơ thể cho đến khi chặn dòng máu chảy đến não của cơ thể. Ngoài ra có thể kể đến những nguyên nhân khác làm tăng khả năng bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ như: Rung tâm nhĩ, đau tim, các vấn đề về van tim, đông máu.

Các đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ bao gồm: người trên 60 tuổi, huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường, rối loạn nhịp tim – nhịp tim không đều, lịch sử gia đình có người bị đột quỵ.

Đột quỵ do xuất huyết não

Xuất huyết não xảy ra khi một động mạch trong não bị rò rỉ máu hoặc võ mạch máu. Lượng máu bị rò rỉ gây áp lực lên các tế bào não khiến não bị tổn thương.

Các nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng xuất huyết não như: huyết áp cao, thương tật, sử dụng nhiều cocaine, chứng phình động mạch…

Các triệu chứng đột quỵ xuất huyết thường có cường độ tăng dần trong vài phút hoặc vài giờ như: Đau đầu dữ dội, buồn nôn, các vấn đề về thị lực, lú lẫn…

Những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị đột quỵ do xuất huyết não bao gồm: người trên 65 tuổi, lượng cholesterol trong máu cao, huyết áp cao , bệnh nhân tiểu đường, bệnh béo phì, các vấn đề về tim mạch, co giật, khuyết tật thần kinh vĩnh viễn…

Đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua

Thiếu máu não thoáng qua là tình trạng đột quỵ não cấp độ nhẹ, tuy giống nhau về các triệu chứng bệnh nhưng thiếu máu não thoáng qua thường có tiên lượng tốt hơn, chưa gây nên tổn thương não không thể phục hồi.

Vì thế nên nhiều người bệnh chủ quan cho rằng những triệu chứng này khi biến mất hoàn toàn không còn nguy hiểm nữa. Đó là ý kiến hoàn toàn sai, bởi vì nếu tình trạng thiếu máu não thoáng qua xảy ra nhiều lần với tần suất ngày càng dày lên thì người bệnh phải đối diện với nguy cơ đột quỵ rất cao.

Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ

 

Các dấu hiệu của đột quỵ thường xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
  • Các cử động trở nên khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt một bên cơ thể đặc biệt là không thể nâng hai cánh tay lên đầu cùng một lúc.
  • Âm phát ra khó khăn, nói không rõ chữ, bị dính chữ, giọng nói bị ngọng bất thường có thể thử bằng cách yêu cầu người bệnh nói lặp lại một câu nói đơn giản.
  • Bị hoa mắt, chóng mặt, đi đứng mất thăng bằng đột ngột, không thể phối hợp được các hoạt động.
  • Thị lực sụt giảm, mắt trở nên mờ, khó để nhìn rõ được các vật xung quanh.
  • Các cơn đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, gây buồn nôn hoặc nôn mửa.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà các dấu hiệu đột quỵ có thể khác nhau. Các dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh và để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho sức khỏe thậm chí là cả tính mạng. Vì thế, bạn cần lắng nghe tình trạng cơ thể, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.