Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Các hội chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi

Rate this post

Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao, tuy rối loạn tiêu hóa là bệnh lý gây nên cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Cùng với thời gian, tuổi già kéo theo một loạt các dấu hiệu lão hóa của các cơ quan bên trong cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Sự suy giảm về chức năng của hệ tiêu hóa khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh như: Viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm-loét dạ dày, polyp đại tràng… Cùng Keylinks tìm hiểu về các hội chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi ngay sau đây nhé!

Các hội chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi

 

Nguyên nhân nào khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng xảy ra do sự co thắt bất thường các cơ vòng của hệ tiêu hóa gây nên các biến chứng như: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn…

Chế độ ăn uống chưa hợp lý

Do thói quen thường ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm lên men, quá cay, quá chua, nước ngọt có gas hoặc quá trình ăn vội vàng, ăn quá no, ăn không đủ bữa…

Sử dụng nhiều chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, …

Các chất kích thích: rượu, bia, thức uống chứa cồn, thuốc lá… làm mất cân bằng PH trong dạ dày, rửa trôi các men tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Chính vì thế việc sử dụng các chất có cồn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh 

Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột có tác dụng điều hòa quá trình tiêu hóa, lên men trong đường ruột. Việc lạm dụng các loại kháng sinh gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn. Do đó việc lạm dụng kháng sinh là điều không nên, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Việc tập luyện quá sức, không cân đối

Thói quen luyện tập thể dục chưa cân đối, với thời gian quá dài hoặc quá sức sẽ tác động không tốt đến các tế bào ở đường ruột, dễ gây nên tình trạng: buồn nôn, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa…

Các hội chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi

 

Các yếu tố tâm lý

Tình trạng căng thẳng, lo lắng, áp lực công việc hoặc áp lực cuộc sống kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu. Việc máu lưu thông kém dẫn đến việc co bóp dạ dày giảm dần, thức ăn bị ứ đọng, khó tiêu, chướng bụng…

Các bệnh lý nền 

Các bệnh lý về tiêu hóa – đường ruột như: viêm đại tràng cấp – mãn tính , viêm – loét dạ dày, loét bao tử, men đường ruột… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Phải làm gì để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi?

Để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi thì việc đầu tiên cần làm đó là cần phải xác định được nguyên nhân gây nên bệnh là gì? Nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý như : Viêm đại tràng cấp – mãn tính, viêm loét bao tử, HP dạ dày … thì nên thăm khám và điều trị các bệnh lý này theo yêu cầu của bác sĩ ngay.

Một số phương pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả như:

Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thức uống có cồn…

Nên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày ( 1.5-2 lít/ ngày ), không lạm dụng rượu, bia, các loại thức uống có cồn khác. Không hút thuốc lá, nước ngọt có gas… Thay vào đó là các loại thức uống từ trái cây : nước cam, ép táo , nước chanh, bạc hà, mật ong…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học 

Hạn chế ăn các loại thức ăn từ thịt đỏ: thịt bò, thịt trâu, thịt cừu… Ăn nhiều loại trái cây tươi: đu đủ, chuối, cam. Các loại trái cây chứa nhiều chất xơ: sơ ri, dứa, táo, mía…các loại rau xanh, ngũ cốc,… để cung cấp đủ các loại vitamin và các chất điện giải cần thiết  cho cơ thể như kali.

Bổ sung thêm một số chất đạm thiết yếu như: tôm, cá, thịt lợn… dầu thực vật. Không nên ăn các loại thực phẩm lên men, gỏi, trộn sống… đặc biệt là các loại thực phẩm lạ mà cơ thể chưa quen.

Thức ăn cần được chế biến chín và đảm bảo vệ sinh, không nên dùng nhiều các loại thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng hộp… Nên chia nhỏ bữa ăn, không bỏ bữa, không nên ăn quá no, quá nhiều thức ăn cùng một lúc, không nên ăn quá gần giấc ngủ…

Các hội chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi

 

Chế độ tập luyện phù hợp

Nên tập thói quen luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày, chọn cho mình các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực và sức khỏe của mình, không cố gắng tập quá sức trong khoảng thời gian quá dài. Nên tập các bài tập nhẹ nhàng: tập dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ… cũng rất tốt cho quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa ở người cao tuổi.

Giữ tinh thần lạc quan – tránh những suy nghĩ tiêu cực

Luôn tạo cho mình thói quen sống tích cực, hài hòa trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và cộng đồng. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Luôn chia sẻ những vướng mắc của mình với mọi người để cùng giải đáp, không nên giữ những bực nhọc, muộn phiền trong thời gian quá dài. Tạo một không gian sống thoải mái, xanh, sạch, gọn gàng.

Thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ

Nên tập cho mình thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi các chỉ số dinh dưỡng. Qua đó phát hiện và điều trị kịp thời ngay khi có các triệu chứng nghi bệnh.

Rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi tuy là căn bệnh thường gặp nhưng chúng ta cũng không nên quá chủ quan. Cần chủ động chăm lo cho sức khỏe bản thân, khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra trên cơ thể thì người bệnh cần chủ động đến khám tại các cơ sở y tế để phát hiện và điều trị kịp thời, không để tình trạng diễn biến xấu hơn, vì sẽ rất có hại cho sức khỏe của chính mình.