Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Những điều cần biết về chứng rối loạn lo âu

Rate this post

Lo âu là một trạng thái cảm xúc bình thường của con người,
nó có thể bắt nguồn từ sự căng thẳng, lo lắng khi phải đối mặt với một vấn đề
nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu tình trạng lo âu kéo dài, nó có thể trở
thành một căn bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Những điều cần biết về chứng rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là gì?

 

Thông thường, khi phải đối mặt với một mối đe dọa trong cuộc
sống, chúng ta sẽ xuất hiện tình trạng lo âu, dẫn tới cảm xúc khó chịu, lo lắng,
căng thẳng khi phải đối mặt với vấn đề trên. Trạng thái lo âu sẽ chấm dứt khi mối
đe dọa được giải quyết.

Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được tình trạng căng thẳng và để chúng kéo dài trong một thời gian, sẽ gây nên chứng rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu là tình trạng cơ thể bị sợ hãi quá mức, không rõ nguyên nhân và chưa thể giải thích. Vấn đề này thường mang tính chất chủ quan và xuất phát từ một bệnh lý hoặc một dạng rối loạn tâm thần nào đó.

Theo thống kê, rối loạn lo âu phổ biến hơn hẳn so với các loại rối loạn tâm thần nào khác. Cùng với các cơn xung động hoảng sợ, chứng bệnh này thường đi kèm một số rối loạn chức năng xã hội và nguy cơ lạm dụng thuốc tây.

Những dạng rối loạn lo âu thường gặp nhất hiện nay là:

  • Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (Obsessive-Compulsive Disorder –
    OCD)
  • Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder – GAD)
  • Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder – SAD)
  • Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder – PD)
  • Rối loạn stress sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorder
    – PTSD)
Những điều cần biết về chứng rối loạn lo âu

 

 

 

 

 

Các triệu chứng của rối loạn lo âu

 

Một số triệu chứng của rối loạn lo âu có thể xuất hiện đột
ngột hoặc diễn biến theo một cách chậm rãi, cho đến khi người bệnh nhận thấy
các triệu chứng.Những triệu chứng của rối loạn lo âu bao gồm:

Căng thẳng, lo lắng quá mức: là một triệu chứng điển hình của
chứng rối loạn lo âu, khiến cho cảm xúc của người bệnh và những người xung
quanh bị ảnh hưởng.

Khả năng tập trung kém: chứng rối loạn kéo dài sẽ khiến khả nawngtaapj trung của người bệnh bị giảm dần. Trong trường hợp nặng, lo lắng quá mức có thể gây suy giảm trí nhớ.

Đứng ngồi không yên: là một triệu chứng dễ nhận biết của một
người bị rối loạn lo âu. Người bệnh bị căng thẳng, không giữ được bình tĩnh, đi
lại liên tục và không thể tập trung suy nghĩ vấn đề.

Cảm thấy sợ hãi vô lý: người bệnh luôn rơi vào trạng thái sợ
hãi mặc dù không rõ nguyên nhân gây sợ là gì. Thông thường, người bệnh không
phát hiện triệu chứng này đến khi đối mặt với tình huống cụ thể và không có khả
năng khắc phục được nỗi sợ hãi. Sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề cực
kì nghiêm trọng, có thể gây ám ảnh cho người bệnh.

Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau mỏi toàn thân.

Tim đập nhanh, mạnh, hít thở không sâu, thở gấp, run tay,
run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay, chân, đi tiểu nhiều lần.

Rối loạn tiêu hóa, thay đổi khẩu vị, tăng hoặc sụt cân: Một số trường hợp người mắc bệnh rối loạn lo âu có thể bị tăng cân một cách không kiểm soát, do tình trạng căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Ngược lại, một số người mắc bệnh lại có thể bị sụt cân một cách nhanh chóng.

Choáng váng, đau đầu kéo dài, buồn nôn: các triệu chứng này
xuất hiện và kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của
người bệnh.

Rối loạn giấc ngủ: căng thẳng, lo lắng kéo dài gây ảnh hưởng
tới giấc ngủ, khiến người bệnh liên tục thiếu ngủ hoặc buồn ngủ nhiều hơn.

Cảm thấy nghi ngờ bản thân: Người bệnh thường tự đặt ra nhiều
câu hỏi nghi vấn với chính bản thân và tình huống xung quanh. Nếu kéo dài trong
một thời gian, sẽ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin vào chính bản thân.

Những điều cần biết về chứng rối loạn lo âu

Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn lo âu

 

Tình trạng căng thẳng kéo dài

 

Là nguyên nhân chính khiến người bệnh mắc chứng rối loạn lo
âu. Căng thẳng có thể bắt nguồn từ áp lực công việc, thất nghiệp, thay đổi môi
trường sống, mang thai, sinh con, mất người thân, mâu thuẫn trong các mỗi quan
hệ, gặp vấn đề về sức khỏe,…

Nếu người bệnh mắc một số bệnh lý dưới đây, có thể gây nên sự
lo lắng về sức khỏe bản thân. Lâu dần, tình trạng này có thể phát sinh nhiều rối
loạn tâm lý. Một số căn bệnh đó là:

  • Tim mạch
  • Tiểu đường
  • Bệnh nội tiết
  • Bệnh thần kinh (Parkinson, sau đột quỵ…)
  • Bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày
    – tá tràng…)
  • HIV

 

 

 

 

 

 

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền có tác động đến tỷ lệ mắc các bệnh về tâm lý, trong đó có chứng rối loạn lo âu. Theo các nghiên cứu khoa học,  nếu một thành viên
trong gia đình mắc bất kỳ chứng bệnh nào liên quan đến tâm lý, thì những thành
viên còn lại trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.

Sự thay đổi nồng độ các hormon hạnh phúc của cơ thể

Sự thiếu hụt một số hormon như: norepinephrin, serotonin, axit gamma
aminobutyric… sẽ kéo theo rối loạn về cảm xúc và tâm lý cho
con người.

Lạm dụng thuốc tây và chất gây nghiện

 

Thói quen sử dụng chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia và
những chất gây nghiện khác trong một khoảng thời gian dài, sẽ là yếu tố làm
tăng nguy cơ mắc chứng bệnh rối loạn lo âu.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc tây bao gồm: thuốc ngủ hay
thuốc an thần liên tục nhiều ngày, sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn,
trong đó có chứng rối loạn lo âu.

Có thể bạn quan tâm: Một số bệnh lý về tim mạch thường gặp

@TranOanh

———————————————
Keylinks.edu.vn – Tin tức 24h
Chia sẻ tin tức về Sức khỏe – Thể thao – Giải trí – Giáo dục – Du lịch – Multimedia -….
Website:
https://www.keylinks.edu.vn/
Chủ đề:
https://www.keylinks.edu.vn/search/label/suc-khoe