Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Thành phần dinh dưỡng của Hạt Lanh

Rate this post

Hẳn người Việt ta vẫn còn khá xa lạ với Hạt Lanh. Nhưng ít ai biết rằng nó đã xuất hiện từ 30 nghìn năm trước ở khu vực Trung Đông. Cây Hạt Lanh đầu tiên được phát hiện ở Ai Cập, sau đó thì được trồng rộng khắp ở các nước Trung Quốc, Syria và Switzerland.

Vậy hãy cùng tìm hiểu thử xem những giá trị dinh dưỡng có trong hạt và lợi ích nó đem lại cho sức khỏe của chúng ta như thế nào nhé!

Thành phần dinh dưỡng của Hạt Lanh

 

Thành phần dinh dưỡng có trong hạt lanh

Hạt lanh có tên khoa học là Linum usitatissimum  – trong tiếng Latin có nghĩa là “Hữu dụng”. Quả thật như vậy, nó không chỉ được dùng như là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, mà còn có thể ép lấy dầu, cây hạt lanh còn có thể dùng làm sợi dệt vải. Độ bền của sợi làm từ cây lanh được đánh giá là chắc chắn hơn sợi cotton tới 2 -3 lần.

Hiện nay, trên thế giới có 2 loại hạt lanh phổ biến, đó là hạt lanh vàng, và hạt lanh nâu. Hạt lanh nâu được trồng nhiều ở khu vực Canada, còn hạt lanh vàng chủ yếu phân bố ở các nước khu vực Bắc Mỹ (như Mexico, Hoa Kì…). Tuy khác nhau về màu sắc, nhưng xét về kích thước và giá trị dinh dưỡng của 2 loại hạt này là tương tự nhau.

Trong 100gr Hạt Lanh có chứa những chất dinh dưỡng sau:

Năng lượng 524 Kcal Vitamin C 0.6 mg
Protein 19.05 g Vitamin B1 1.64 mg
Carbohydrate 28.57 g Vitamin B3 3.08 mg
Chất xơ 28.6 g Vitamin B5 0.99 mg
Canxi 255 mg Vitamin B6 0.47 mg
Sắt 5.73 g Vitamin B9 (Folate) 87
Natri 30 mg Chất béo bão hòa đa 28.73 g
Magie 392 mg Chất béo bão hòa đơn 7.53 g
Photpho 642 mg Omega – 3 22.81 g
Kali 813 mg Omega – 6 5.9 g

Lợi ích của Hạt Lanh đối với sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng của Hạt Lanh

 

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo nghiên cứu, Omega 3 là một axit béo rất cần thiết cho một trái tim khỏe mạnh. Nó giúp ngăn chặn Cholesterol tích tụ lại trong mạch máu ở tim, giảm viêm động mạch và ngăn ngừa sự phát triển mới của khối u.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các axit béo này còn giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên, hạn chế xảy ra nguy cơ các bệnh liên quan đến tim, hoặc đột quỵ,…

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Trong hạt lanh có chứa hàm lượng lớn chất Lignans và Polyphenol – là những hợp chất chống oxy hóa rất tốt. Đặc biệt là Lignans trong Hạt lanh cao gấp 800 lần so với các loại hạt khác, nó hỗ trợ hiệu quả cân bằng nội tiết tố và hạn chế oxy hóa tế bào – một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư.

Ngoài ra lượng omega – 3 trong hạt cũng được xem là một chất có ích trong việc làm gián đoạn sự phát triển của tế bào ung thư. Vì lượng axit béo Omega-3 trong hạt cao, nên tỉ lệ omega 6 : omega 3 tương đối thấp, đây được coi là tỉ lệ tốt trong việc giảm đáng kể nguy cơ gây nên các bệnh mãn tính.

Cung cấp Protein cho cơ thể

Hạt lanh tuy có kích thước bé nhỏ, chỉ lớn hơn một chút so với hạt vừng, nhưng lượng Protein trong nó lại dồi dào đến ngạc nhiên (19.05g/100g) . Protein trong hạt lanh rất giàu các axit có lợi cho sức khỏe như axit amin arginine, axit aspartic…

Đây là một chất đạm lành mạnh, nó có thể giúp người ăn chay thay thế đạm động vật và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể, giảm cholesterol, thậm chí nó còn có khả năng chống viêm nhiễm từ nấm.

Thành phần dinh dưỡng của Hạt Lanh

 

Bổ sung lượng chất xơ và hỗ trợ tiêu hóa

Với lượng chất xơ cao gần 30g trên 100g hạt lanh, nó vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ đường tiêu hóa của chúng ta hoạt động ổn định.

Trong hạt lanh có 2 loại chất xơ, đó là chất xơ không hòa tan, và chất xơ hòa tan. Chất xơ không hòa tan sẽ có nhiệm vụ giúp phân mềm hơn, ngăn ngừa táo bón. Còn chất xơ hòa tan sẽ giúp điều chỉnh tốc độ tiêu hóa, làm thức ăn tiêu hóa chậm hơn để hấp thụ được hết chất dinh dưỡng. Đồng thời đây cũng là lý do hạt lanh có khả năng giúp bạn kiểm soát cân nặng rất tốt. Việc tiêu hóa thức ăn chậm sẽ giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn của bạn.

Có lợi cho phụ nữ trong thời kì mãn kinh

Cơ thể khi bước vào tầm 45 – 55 tuổi, người phụ nữ sẽ sản sinh ít estrogen tự nhiên hơn, điều này làm thay đổi tâm trạng của họ, lúc nóng lúc lạnh gây khó chịu. Lignans trong hạt lanh lúc này lại đóng vai trò như một estrogen thực vật (hay còn gọi là Phytoestrogen) hỗ trợ làm dịu các triệu chứng tiền mãn kinh như khô âm đạo, chống loãng xương, thay đổi tâm trạng.

Cung cấp nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể

Hạt Lanh chứa nhiều Vitamin và các khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của chúng ta, Vitamin B1 rất có ích trong việc trao đổi chất và duy trì chức năng của hệ thần kinh. Các chất khoáng như Magie, Photpho, Canxi cũng giúp duy trì xương và các mô khỏe mạnh.

Vitamin nhóm B cùng axit béo omega 3 cũng đem lại lợi ích to lớn cho làn da và mái tóc của con người. Nó giúp cải thiện các triệu chứng mụn ở da, và dầu trong hạt lanh sẽ làm cho mái tóc trở nên khỏe và bóng mượt hơn.

Có thể bạn quan tâm: 

Cách chế biến hạt lanh cần biết

Không giống các loại hạt khác, hạt lanh hầu như là không mùi, không vị. Người ta cũng khuyến cáo không nên ăn sống hạt lanh vì có thể chứa các hợp chất có độc. Vậy thì nên chế biến hạt lanh như thế nào cho hợp lý?

Thành phần dinh dưỡng của Hạt Lanh

 

  • Rang chín hạt rồi thưởng thức như các loại hạt khác. Hoặc nghiền thành bột để nêm nếm, trang trí cho các món ăn.
  • Nghiền hạt sống rồi nướng cùng với bánh mì, hoặc nấu chung với súp, canh, cháo…
  • Rang chín và trộn chung với sữa chua, hoặc các loại nước sinh tố để uống giải khát…

Vậy là qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều hiểu biết về Hạt Lanh và công dụng của nó. Mong là bạn đã tìm thêm được một sự lựa chọn hữu ích để bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày của mình và gia đình nhé.

Xem thêm: