Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu nành

Rate this post

Hạt Đậu Nành (hay còn gọi là Hạt Đậu Tương) có nguồn gốc xuất xứ từ Đông Nam Á, và được người Trung Quốc thuần hóa từ năm 1100 Trước Công Nguyên. Vào thế kỉ đầu tiên Sau Công Nguyên, Đậu Nành được trồng ở Nhật Bản và lan rộng ra các nước khác như Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ,…

Năm 1765, một cựu thủy thủ tên là Samuel Bowen đã đem giống đậu nành về trồng ở Mỹ, và được nhân rộng ra khắp nơi trên thế giới với vài nghìn chủng loại. Vậy hãy cùng bài viết này tìm hiểu xem những dưỡng chất có trong hạt Đậu Nành có giá trị to lớn như thế nào nhé!

Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu nành

 

Giá trị dinh dưỡng trong Đậu Nành

Trong 100gr Đậu Nành bao gồm những chất dinh dưỡng với hàm lượng cụ thể như sau:

Calories 173 Chất béo bão hòa 1,3 gr
Nước 63% Chất béo không bão hòa đơn 1.98 gr
Protein 16,6 gr Chất béo không bão hòa đa 5.06 gr
Carbohydrate 9,9 gr Omega – 3 0,6 gr
Đường 3 gr Omega – 6 4,47 gr
Chất xơ 3 gr    

 

Protein trong Đậu Nành được coi là một trong những nguồn Protein thực vật tốt nhất, tuy chất lượng dinh dưỡng không thể cao bằng Protein trong động vật, nhưng so với chất đạm trong động vật vừa khó hấp thụ, vừa dễ để lại những chất cặn xấu trong cơ thể  thì Protein thực vật trong Đậu Nành vẫn được đánh giá khá cao.

Hàm lượng tổng chất béo trong 100gr Đậu Nành chiếm tầm 9gr, xấp xỉ 18%, trong đó chủ yếu là chất béo không bão hòa đa và chất béo Axit Linoleic – Omega 6 chiếm phần lớn.

Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu nành

 

Những lợi ích của Hạt Đậu Nành trong đời sống

Trong quan niệm xưa của người Trung Quốc, Hạt Đậu Nành được xem như là một trong 5 loại ngũ cốc thiết yếu, cùng với Hạt gạo, Lúa mì, Hạt kê và Lúa Mạch. Bởi nó có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao, chất đạm trong hạt Đậu Nành nhiều tới mức người ta ví nó như là “thịt không xương”.

Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ

Đến độ tuổi tầm 45 – 55 tuổi, phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, là giai đoạn sắp chấm dứt hoàn toàn kì kinh nguyệt, đánh dấu sự kết thúc quá trình sinh sản ở họ. Vào thời điểm này, người phụ nữ thường có cảm giác mệt mỏi, dễ nóng giận, thay đổi tâm trạng liên tục… Nguyên nhân chính là vì lượng estrogen trong cơ thể bắt đầu suy giảm. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện trong Đậu Nành có chứa nồng độ isoflavone cao, một loại estrogen thực vật (hay còn gọi là phytoestrogen), nó có chức năng tương tự như estrogen ở người, tuy tác dụng không mạnh bằng estrogen tự nhiên. Nhưng việc sử dụng Đậu Nành trong thời kì này cũng sẽ giúp người phụ nữ giảm hiệu quả các triệu chứng và biểu hiện mệt mỏi.

Giảm nguy cơ đái tháo đường

Chỉ số đường huyết (GI) là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi cơ thể nạp vào những thực phẩm giàu Carbohydrate. Tuy nhiên, vì Hạt đậu nành có hàm lượng Carbohydrate khá thấp, nên đậu nành nguyên vỏ có chỉ số GI (đường huyết) cũng không cao. Do đó, nó được đánh giá là thực phẩm rất phù hợp dành cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, chất xơ trong hạt đậu cũng có thể giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Hạn chế nguy cơ mắc ung thư và các bệnh nền nguy hiểm

Trong Hạt Đậu Nành có chứa nhiều chất oxy hóa, nên nó có khả năng bảo vệ tế bào khỏi nguy cơ bị stress oxy hóa, giảm nguy cơ các tế bào bị biến đổi, dẫn tới ung thư.

Đậu Nành cũng chứa isoflavone và lunasin là những hợp chất có tác dụng ngăn ngừa các bệnh ung thư tiềm ẩn. Đặc biệt, khi sử dụng Đậu Nành thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển các mô vú – một tác nhân gây ra ung thư vú ở phụ nữ.

Ngoài ra, tiêu thụ Protein trong hạt cũng giúp giảm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn chặn các nguy cơ bị xơ vữa động mạch, đau tim, tai biến mạch máu não.

Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu nành

 

Ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là hiện tượng mô gan bị tích tụ quá nhiều chất béo. Nguyên nhân chính là do béo phì, hàm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể tăng cao, vượt quá khả năng chuyển hóa của gan, làm mỡ tồn đọng trong máu và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Chính vì vậy thay thế Protein động vật bằng Protein thực vật có trong Hạt đậu nành là một cách để giúp gan bạn khỏe hơn.

Có thể bạn quan tâm: 

Lưu ý khi sử dụng Đậu Nành

Khi sử dụng loại hạt này, bạn nên tuân theo nguyên tắc của dinh dưỡng trong chế biến. Đó là đảm bảo nạp vào cơ thể đủ số lượng Protein, Lipid, Glucid – 3 chất sinh năng lượng cho cơ thể.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng quá nhiều Đậu Nành có thể gây nên dị ứng ở một số người, và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng không tốt đến các chức năng tuyến giáp – đây là tuyến có chức năng điều chỉnh sự tăng trưởng và kiểm soát tốc độ của cơ thể trong việc tiêu hao năng lượng.

Ngoài ra, đậu nành có chứa chất xơ không hòa tan, nên nếu lạm dụng quá cũng sẽ dễ gây nên đầy hơi, và rối loạn tiêu hóa ở một số người.

Các cách chế biến đậu nành

Đậu Nành chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất phổ biến trên thị trường nên bạn có thể dùng để chế biến đa dạng nhiều món ăn, vừa thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình, vừa để tăng cường sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu nành

 

Một số món ăn từ Đậu Nành phổ biến như Sữa Đậu Nành, Bìa Đậu Phụ, Tào Phớ,…

Ở tỉnh Hưng Yên nước ta còn rất nổi tiếng với món tương bần, làm từ đậu nành hấp chín, trộn với cơm rồi cho lên men. Với hương vị đậm đà, màu sắc bắt mắt, món này từ xưa đã từng được người dân nơi đây dùng làm vật để tiến Vua.

Ngoài ra, với hạt đậu nành, các bà mẹ nội trợ cũng có thể tự tay trồng giá đậu nành, bổ sung thêm vào thực đơn cho bữa cơm gia đình thêm phong phú.

Vậy là với những thông tin chúng tôi cung cấp, hi vọng bạn đã có thêm nhiều hiểu biết về giá trị dinh dưỡng của hạt đậu nành và các cách chế biến như thế nào cho phù hợp với chế độ ăn uống của gia đình mình.

Xem thêm: