Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Rate this post

Nguyên nhân chính xác để một người khỏe mạnh mắc bệnh ung
thư vẫn là câu hỏi đang được các nhà khoa học đi tìm lời giải đáp. Hiện nay vẫn
chưa tìm ra nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học
đã chỉ ra những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung
thư của con người.

Danh sách dưới đây tổng hợp các yếu tố nguy cơ được biết đến
nhiều nhất hoặc nghi ngờ nhất đối với bệnh ung thư.

cac-yeu-to-lam-tang-nguy-co-mac-ung-thu-1

Tuổi tác

 

Một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư chính là vẫn đề tuổi
tác. Theo dữ liệu được thống kê, tuổi trung bình chẩn đoán mắc ung thư là 66 tuổi.
Một phần tư các trường hợp ung thư mới được chẩn đoán ở những người từ 65 đến
74 tuổi.

Đối với một số loại ung thư phổ biến, tuổi tác cũng chính là
yếu tố tác động làm tăng nguy cơ bị bệnh:

  • Độ tuổi trung bình khi chẩn đoán ung thư vú là 61 tuổi,
  • Đối với ung thư đại trực tràng là khoảng 68 tuổi,
  • Ung thư phổi dễ mắc phải khi độ tuổi là 70,
  • Ung thư tuyến tiền liệt là 66 tuổi,…

 

 

 

 

Tuy nhiên, nhiều căn bệnh ung thư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi,
chẳng hạn như:

  • Ung thư xương được chẩn đoán thường xuyên nhất ở những người
    dưới 20 tuổi, với hơn một phần tư các trường hợp xảy ra ở nhóm tuổi này.
  • 10% bệnh bạch cầu cấp được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu
    niên dưới 20 tuổi, trong khi chỉ có 1% ung thư nói chung được chẩn đoán ở nhóm
    tuổi đó.
  • Một số loại ung thư, chẳng hạn như u nguyên bào thần kinh,
    phổ biến hơn ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên hơn so với người lớn.

Uống rượu

 

Uống nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư miệng,
cổ họng, thực quản, thanh quản, gan,… cao hơn người bình thường.

Đặc biệt, nguy cơ ung thư cao hơn nhiều đối với những người
vừa uống rượu vừa hút thuốc lá.

Thuốc lá

 

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm:
ung thư phổi, thanh quản, miệng, thực quản, họng, bàng quang, thận, gan, dạ
dày, tuyến tụy, đại tràng và trực tràng và bệnh bạch cầu tủy cấp tính.

Đối với những người thường xuyên hít phải khói thuốc lá từ người
khác (còn gọi là hút thuốc lá thụ động) cũng mang nguy cơ mắc bệnh ung thư cao
hơn người bình thường

Trong trường hợp, những người sử dụng thuốc lá không khói
(thuốc hít hoặc thuốc lá nhai) có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, thực quản và
tuyến tụy.

cac-yeu-to-lam-tang-nguy-co-mac-ung-thu-2

Các chất gây ung thư trong môi trường

 

Một số nguyên nhân dẫn tới ung thư là do kết quả của việc phơi nhiễm môi trường, làm thay đổi cách thức hoạt động của các tế bào. Những phơi nhiễm này có thể bao gồm các chất:

  • Các hóa chất trong khói thuốc lá,
  • Bức xạ, chẳng hạn như tia cực tím từ mặt trời,…

 

Tuy nhiên có một số trường hợp rất khó tránh khỏi, đó là các chất gây ung thư tồn tại trong không khí mà chúng ta hít thở, hay tồn tại trong nhiều loại thực phẩm, đồ uống mà con người tiêu thụ hằng ngày, hoặc có thể đến từ những vật liệu mà con người sử dụng để thực hiện công việc của mình.

 

Việc tìm hiểu và trang bị đầy đủ thông tin, kiến thức về những chất phơi nhiễm nào có hại và nơi chúng được tìm thấy, có thể giúp mọi người tránh những tác nhân này.

Viêm mãn tính

 

Quá trình viêm bắt đầu khi các mô bị tổn thương giải phóng
các hóa chất và đáp lại, các tế bào bạch cầu tạo ra các chất khiến các tế bào
phân chia và phát triển để xây dựng lại mô để giúp sửa chữa chấn thương. Một
khi vết thương được chữa lành, quá trình viêm kết thúc.

Trong viêm mãn tính, quá trình viêm có thể bắt đầu ngay cả
khi không có tổn thương và nó không kết thúc khi cần thiết. Theo thời gian,
viêm mãn tính có thể gây tổn thương ADN và dẫn đến ung thư.

Chẳng hạn như, những người mắc bệnh viêm ruột mãn tính, hoặc
viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, có nguy cơ mắc ung thư ruột kết.

Ánh sáng mặt trời

 

Ánh sáng mặt trời có phát ra tia cực tím (UV), đặc biệt là trong
khoảng thời gian giữa buổi sáng hay giữa trưa, đây là thời điểm chứa nhiều tia
cực tím nhất. Nếu tiếp xúc trong một thời gian dài, sẽ gây ra lão hóa da sớm và
tổn thương da có thể dẫn đến ung thư da.

Ung thư da được biết đến là phổ biến hơn ở những người có
tông màu da trắng, nhưng những người thuộc mọi tông da đều có thể bị ung thư
da, kể cả những người có da tối màu. Vậy nên mọi người ở mọi lứa tuổi và tông
màu da nên hạn chế tiếp xúc ánh sáng mặt trời trong khoảng thời điểm chứa nhiều
tia cực tím.

cac-yeu-to-lam-tang-nguy-co-mac-ung-thu-3

 

Béo phì

Một số loại ung thư, bao gồm ung thư đại tràng, trực tràng,
ung thư thực quản, thận, tụy, túi mật, ung thư vú (đối với phụ nữ đã qua thời kỳ
mãn kinh), tỷ lệ mắc ung thư sẽ cao hơn ở những người bị béo phì.

Vì vậy hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể
chất và giữ cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung
thư.

Những hành vi lành mạnh này cũng rất quan trọng để giảm nguy
cơ mắc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường type II và huyết áp
cao.

Bức xạ

 

Đối với bức xạ của các bước sóng nhất định, hay còn được gọi
là bức xạ ion hóa, bao gồm: radon, tia X, tia gamma và các dạng bức xạ năng lượng
cao khác, chúng có thể làm hỏng AND của con người và gây ra một số bệnh ung
thư.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao ung thư lại gây nguy hiểm cho con người?

@TranOanh

——————————————— 

Keylinks.edu.vn – Tin tức 24h
Chia sẻ tin tức về Sức khỏe – Thể thao – Giải trí – Giáo dục – Du lịch – Multimedia -….
Website: https://www.keylinks.edu.vn/
Chủ đề: https://www.keylinks.edu.vn/search/label/suc-khoe