Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Đột quỵ – Căn bệnh nguy hiểm mà ai cũng có thể mắc phải

Rate this post

Đột quỵ được coi là một căn bệnh nguy hiểm đối với con người, thường xảy ra đột ngột ở mọi lứa tuổi, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, nguy hiểm nhất có thể dẫn tới tử vong.

Chính vì vậy, hãy trang bị cho bản thân mình những thông tin liên quan đến bệnh lý này và có cách phòng tránh đột quỵ xảy ra với bản thân và những người xung quanh.

Đột quỵ là gì?

 

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi
dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ,
khiến cho não bộ bị tổn thương nghiêm trọng.

Đột quỵ xảy ra với người bệnh khiến cho lượng oxy và dinh dưỡng
nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu
chết dần và gây ra nhiều biến chứng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Các loại đột quỵ chính:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: chiếm khoảng 85% trường hợp đột
    quỵ, nguyên nhân chính là do tắc nghẽn động mạch. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng
    tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.
  • Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu
    đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.
  • Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó
    trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.
  • Đột quỵ do xuất huyết: Loại đột quỵ này gây ra bởi vết nứt
    trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết mà nguyên nhân có thể là do
    phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng
    15% số ca đột quỵ.
  • Thiếu máu não thoáng qua (TIA): thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi
    là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.

 

 

 

 

 

Dấu hiệu của bệnh đột quỵ

 

Đột quỵ là căn bệnh không chừa một ai, không ai có thể biết
trước được mình sẽ bị đột quỵ lúc nào. Vậy nên, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu
gây nên dột quỵ dưới đây, để sớm phát hiện được chứng đột quỵ ở bản thân hay những
người thân xung quanh, có thể cấp cứu kịp thời:

  • Dấu hiệu ở thị lực: Khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng
    về thị lực như thị lực giảm, tầm nhìn mờ dần ở cả hai mắt hoặc một mắt. Xuất hiện
    những triệu chứng này thì người bệnh nên đến bệnh viện khám sứa khỏe ngày đẻ kiểm
    soát được tình hình bệnh của bản thân mình.
  • Dấu hiệu ở mặt: Người bị đột quỵ khi nói hoặc cười sẽ xuất
    hiện các biểu hiện như mặt thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch sang
    một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống.
  • Dấu hiệu ở tay, chân: Người bị đột quỵ sẽ xuất hiện những
    khó khăn về mặt vận động tay, chân như tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao
    tác, chân khó khăn trong việc đi lại, di chuyển, không nhấc lên được
  • Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng
    nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới
    nói được.
  • Dấu hiệu qua nhận thức: Đột quỵ sẽ khiến cho người bệnh có
    biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
  • Dấu hiệu ở thần kinh: Một triệu chứng khá phổ biến ở người bị
    đột quỵ là cảm thấy đầu đau nhức dữ dội, đây là một triệu chứng nặng của người
    bệnh.

 

 

 

 

 

 

Nguyên nhân gây đột quỵ là gì?

 

Các yếu tố không thể thay đổi

 

Tuổi tác: Người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể
từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi. Tuy  nhiên, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ.

Giới tính: Theo nghiên cứu, tỷ lệ nam giới mắc đột quỵ cao
hơn nữ giới

Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị
đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp
đôi so với người da trắng.

Các yếu tố bệnh lý

 

Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao
bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài
khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

Đái tháo đường: Nguy cơ đột quỵ cao đối với những người mắc
các vấn đề liên quan đến đái tháo đường.

Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao
hơn người bình thường

Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động
mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài
ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá
trình lưu thông máu lên não. Đây đều là những nguyên nhân chính khiến cho người
bệnh dễ bị đột quỵ cao.

Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch,
tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.

Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến
nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có
nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia
tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm
việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng
đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến
đột quỵ. Lạm dụng nhiều chất kích thích, uống nhiều

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

 

Để phòng ngừa bệnh đột quỵ một cách hiệu quả, bạn cần phải nắm
rõ những thông tin dưới đây, bao gồm:

  • Ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết
    áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều
    trị để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ. Có thể lên lịch kiểm tra huyết
    áp thường xuyên, để phát hiện kịp thời các dấu hiệu gây nên đột quỵ.
  • Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa
    động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Ổn định đường huyết cũng là cách để
    phòng ngừa bệnh đột quỵ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Lên lịch kiểm tra sức khỏe 6 tháng/ lần, từ đó giúp sớm phát hiệu được các nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới đột quỵ ở người bệnh.
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu
    não. Ngừng hút thuốc lá là đã giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.
  • Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh,
    ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.
  • Kiểm soát cholesterol trong máu.
  • Thường xuyên vận động
    để rèn luyện thể chất.

Có thể bạn quan tâm: Tắm đêm và những nguy hiểm đối với sức khỏe

@TranOanh

 

———————————————
Keylinks.edu.vn – Tin tức 24h
Chia sẻ tin tức về Sức khỏe – Thể thao – Giải trí – Giáo dục – Du lịch – Multimedia -….
Website: https://www.keylinks.edu.vn/
Chủ đề: https://www.keylinks.edu.vn/search/label/suc-khoe