Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Mất ngủ và những ảnh hưởng tới sức khỏe

5/5 - (1 bình chọn)

Mất ngủ nếu kéo dài trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng
tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh đó, mất ngủ còn tác động đến sức
khỏe của người bệnh, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể và lâu dần có thể sẽ gây nên
nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.

Mất ngủ và những ảnh hưởng tới sức khỏe

Mất ngủ có phải là bệnh không?

 

Con người sẽ được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng thông qua
một giấc ngủ. Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản
như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy.

Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường dao động từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.

Một số khảo sát cho thấy thời
gian ngủ trung bình của con người giảm dần theo tuổi tác.Việc mất ngủ kéo dài trong một thời gian sẽ trở thành căn bệnh
mất ngủ mãn tính, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Mất ngủ có nhiều dạng bao gồm:

  • Khó ngủ
  • Ngủ không ngon giấc
  • Thức dậy nhiều lần trong khi ngủ

 

 

 

Nguyên nhân gây mất ngủ

 

Mất ngủ có thể đến từ nhiều nguyên nhân, có thể do áp lực
công việc, chế độ ăn uống mất cân bằng, thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng từ bệnh
lý,… những yếu tố này có thể gây khó ngủ, ngủ không ngon và không sâu.

Thiếu ngủ do tuổi tác

 

Thời gian ngủ trung bình của con người sẽ giảm dần theo tuổi
tác, việc mất ngủ sẽ thường xảy ra đối với những người lớn tuổi, từ 65 tuổi trở
lên.

Bên cạnh đó, tuổi cao sẽ khiến người già dễ mắc nhiều bệnh và phải sử dụng thuốc điều trị bệnh thường xuyên và việc sử dụng thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Ảnh hưởng từ bệnh lý

 

GIấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng từ một số bệnh lý như cảm lạnh,
viêm họng, ho về đêm, tiểu đêm,… Những bệnh lý này sẽ cản trở giấc ngủ, làm giấc
ngủ bị gián đoạn, từ đó gây ra tình trạng thiếu ngủ.

Thói quen sinh hoạt không khoa học

Nhiều người có thói quen thức khuya để đọc sách, làm việc, xem ti vi, lướt điện thoại,… những điều này sẽ khiến giờ giấc sinh hoạt của bạn bị đảo lộn, không đi ngủ đúng giờ. Lâu dần, sẽ trở thành thói quen khó bỏ và gây nên việc thiếu ngủ trầm trọng.

 

Mất ngủ và những ảnh hưởng tới sức khỏe

Chế độ sinh hoạt không khoa học

 

Sử dụng các chất kích thích hoặc gây nghiện như rượu bia, cà
phê, nước ngọt, uống trà, hút thuốc,… trước khi đi ngủ sẽ khiến hệ thần kinh bị
kích thích, khiến cho bạn khó ngủ hơn và ngủ không ngon.

Bên cạnh đó, việc ăn quá no sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, khiến chất lượng giấc ngủ của bạn bị giảm đáng kể. Việc uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn đi tiểu nhiền lần trong đêm, làm gián đoạn giấc ngủ.

Tất cả những việc này sẽ dẫn đến hậu quả là thiếu ngủ.

Căng thẳng, áp lực

 

Một giấc ngủ ngon chỉ khi bạn thực sự thư giãn, tinh thần được
thoải mái trước khi đi ngủ. Ngược lại, thường xuyên căng thẳng, áp lực thì thiếu
ngủ là điều khó tránh khỏi.

Môi trường ngủ không đảm bảo

 

Các yếu tố môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng giấc ngủ của bạn. Nếu môi trường ngủ không đảm bảo yên tĩnh, mát mẻ, thoải
mái,… sẽ tác động đến giấc ngủ và có thể khiến bạn thiếu ngủ nhiều hơn.

Tác hại của việc mất ngủ thường xuyên

 

Dưới đây là một số tác hại của việc mất ngủ trong một thời
gian dài, bao gòm cả sức khỏe tinh thần và thể chất của người bị mất ngủ.

Giảm khả năng tập trung

 

Việc mất ngủ có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập
hay chất lượng công việc. Do việc mất ngủ thường xuyên sẽ khiến tinh thần mệt mỏi,
dẫn đến khả năng tập trung cũng bị giảm theo đáng kể.

Nghiên cứu khoa học cho thấy những người thiếu ngủ trong thời
gian dài sẽ bị giảm 50% tốc độ phản ứng khi thực hiện các bài kiểm tra, so với những người có chất lượng giấc ngủ tốt.

Gia tăng căng thẳng

 

Ngủ không đủ giấc sẽ khiến nồng độ cortisol (hormone căng thẳng)
cũng tăng cao, điều này khiến bạn dễ bị căng thẳng, nóng nảy, bực tức, khó chịu,
cáu gắt thường xuyên. Việc mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới các mối
quan hệ thường ngày.

Trầm cảm

 

Mất ngủ, thiếu ngủ, khó ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn đều làm
sa sút sức khỏe lẫn tinh thần cho người bệnh, làm cho người bệnh khó có thể
tươi tắn, tỉnh táo trong các sinh hoạt thường ngày. Nguy hiểm hơn có thể làm
gia tăng tỷ lệ bị mắc trầm cảm ở người bị mất ngủ.

Mất ngủ và những ảnh hưởng tới sức khỏe

Bệnh tim

Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như:
  • Huyết áp cao
  • Xơ vữa động mạch
  • Đau tim
  • Đột quỵ,…
Đặc biệt tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn đối với những người già, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sẽ cao hơn nếu luôn trong tình trạng thiếu ngủ kéo dài.

Béo phì

Mất ngủ và béo phì có liên quan đến nhau. Những người thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên sẽ không thể kiểm soát được lượng đồ ăn tiêu thụ, luôn trong trạng thái thèm ăn và tiêu thụ đồ ăn vặt rất nhiều do không kiểm soát được cơn đói, hậu quả là tăng cân mất kiểm soát.

Gây lão hoá da

Việc thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể sản sinh ra cortisol, một loại hormon căng thẳng, có thể tác động gây phá vỡ collagen, gây nên tình trạng lão hóa da, khiến da đánh mất sự căng bóng, đàn hồi.

Đó là lý do để sở hữu làn da sáng mịn, căng tràn sức sống
thì việc quan trọng cần làm là ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Ngủ gật không kiểm soát

 

Ban đêm thiếu ngủ sẽ khiến cho ngày hôm sau bạn sẽ có cảm
giác buồn ngủ và có thể ngủ gật ở mọi lúc, mọi nơi. Cùng với đó, khả năng tập
trung bị suy giảm nên bạn có thể ngủ gật ngay cả khi đang ăn, đang làm việc,
hay nguy hiểm hơn là đang lái xe, gây nguy hiểm và hậu quả khôn lường.

Có thể bạn quan tâm: Những dấu hiệu của người mắc bệnh tiểu đường

@TranOanh

———————————————
Keylinks.edu.vn – Tin tức 24h
Chia sẻ tin tức về Sức khỏe – Thể thao – Giải trí – Giáo dục – Du lịch – Multimedia -….
Website:
https://www.keylinks.edu.vn/
Chủ đề:
https://www.keylinks.edu.vn/search/label/suc-khoe